Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chỉ thị tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, từ đó công tác quản lý, bảo vệ đê điều đã có những chuyển biến nhất định.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất đai, vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao nên tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông và trong hành lang bảo vệ đê, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép trên bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; số vụ vi phạm xảy ra giảm dần qua từng năm nhưng nhiều vụ có mức độ và quy mô vi phạm tăng; việc ngăn chặn, xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng chưa xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm còn nhiều (trên 70% số vụ vi phạm).

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý đê điều, chỉ đạo cơ quan chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất; mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhất là các vụ vi phạm nổi cộm, trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự; tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó xác định cụ thể phương án quản lý, sử dụng đất ở bãi sông, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời và xây dựng phương án, lộ trình di dời đảm bảo khả thi để tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, tổ chức quản lý chặt chẽ công trình đê điều, đất trong hành lang bảo vệ đê điều, bãi sông theo đúng quy định pháp luật về đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định liên quan đến việc cấp phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông phải di dời theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều được cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật Luật Đê điều và Luật Ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát đề xuất sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều (sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều được Quốc hội thông qua) nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, kiến nghị chính quyền các cấp xử lý theo quy định của pháp luật; thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và chỉ đạo, đôc đốc các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, đặc biệt là đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư củng cố, nâng cấp, duy tu hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê từ cấp III trở lên và xử lý các trọng điểm đê điều xung yếu nhằm đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới
Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới

Ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới tập trung vào 5 nhóm chính sách.

Phú Yên: Kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão Yagi
Phú Yên: Kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão Yagi

UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa có lời kêu gọi vận động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do bão Yagi (cơn bão số 3)...

Bình Định: 4 doanh nghiệp vào TOP 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất năm 2024
Bình Định: 4 doanh nghiệp vào TOP 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất năm 2024

Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 - TOP 500 doanh nghiệp (DN) lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Kết quả, tỉnh Bình Định có 4 DN dược vinh danh đợt này.

Thái Nguyên: Ước tính thiệt hại gần 196 tỷ đồng do ảnh hưởng của bão số 3
Thái Nguyên: Ước tính thiệt hại gần 196 tỷ đồng do ảnh hưởng của bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), từ ngày 6 - 11/9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to đến rất to kèm dông, lốc, lũ, ngập lụt làm thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu của Nhà nước và Nhân dân. Ước tính thiệt hại ban đầu là gần 196 tỷ đồng.

Bắc Ninh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tuyến đê Hữu Cầu và tiêu úng
Bắc Ninh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tuyến đê Hữu Cầu và tiêu úng

Ngày 11/9, ông Lê Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đê điều trên tuyến đê Hữu Cầu và công tác tiêu úng trên địa bàn tỉnh.

Phú Thọ: Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Phú Thọ: Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía bắc, đêm nay và ngày mai (12/9), khu vực tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ, khiến thời tiết các nơi trong tỉnh phổ biến đêm và sáng sớm có mưa, mưa vừa và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to, sau có mưa vài nơi. Nền nhiệt độ tăng nhẹ và độ ẩm giảm dần. Nhiệt độ trung bình từ 24 - 29 độ C.