Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Thủ phủ” na Chi Lăng vào vụ

Thủ phủ na Chi Lăng hiện đang vào vụ thu hoạch. Na ở đây được t

THCL Thủ phủ na Chi Lăng hiện đang vào vụ thu hoạch. Na ở đây được trồng trên vách núi đá dựng đứng và để thu hoạch, người dân phải di chuyển trên những chiếc ròng rọc chạy từ đỉnh núi cao xuống đến chân núi tạo nên khung cảnh kỳ vĩ.

Chợ na Đồng Bành chạy dọc theo quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng kéo dài hơn 1 km. Thời điểm này, chợ bạt ngàn na là na với người mua, kẻ bán tấp nập. Những gánh na được chở xuống chợ sẽ được thương lái chờ sẵn để ngã giá mua nhanh, rồi xếp xe chở về các địa phương tiêu thụ. Hiện tại, giá bán buôn tại chợ đối với na loại to đẹp dao động từ 30-35 nghìn/ 1kg, còn lại giá trung bình từ 15 – 25 nghìn/kg; giá na thải loại (loại nhỏ và sâu) được gom bán chỉ với 6 - 10 nghìn đồng/kg.

Một góc chợ na Đồng Bành

Chị Đỗ Thị Lan (thương lái chợ Đồng Bành) chia sẻ kinh nghiệm chọn na ngon: “Na có mùa, chín có giờ, quả na nào có dấu hiệu “mở mắt” thì mới được thu hoạch. Trung tuần tháng 8 là thời điểm na ngon nhất, na chín cây, chín đều mà đầy đủ dưỡng chất thơm ngọt nhất đấy. Nhưng lựa na nên chọn quả tròn đầy đặn, mắt to đều, kẽ mắt phải trắng, cuống nhỏ, da xanh non chứ không chọn loại quả thâm đen và nứt nẻ”.

Lựa na gai to, màu trắng ngà, nom ngon lành và đẹp mắt.

Dời chợ na, chúng tôi vào xã Chi Lăng, địa phương trồng nhiều na nhất để tìm hiểu. Người dân địa phương cho biết, thổ nhưỡng ở đây thích hợp để phát triển cây na. Địa phương cũng xác định na là cây trồng chủ lực, nhằm xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho bà con vùng biên ải. Anh Triệu Lành Văn Biên (thôn Làng Ngũa) cho biết: gia đình có 500 gốc na. Na cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nay nắng nhiều, mưa ít, mãi gần vụ thu hoạch thì mới có mưa nên quả na sẽ bé hơn, sản lượng thu hoạch sẽ không được bằng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với giá bán hiện nay, anh dự đoán vụ này cũng thu được chừng 100 triệu đồng; gần bằng với trung bình nhiều năm trước.

Gánh thành quả trái ngọt của mùa vụ

Dẫn chúng tôi ra khu vực trồng na. Đó là những dải núi đá dựng đứng ngút ngàn. Hiện có khoảng 90% na của Chi Lăng được trồng trên vách núi đá dựng đứng như vậy. Từ những mầm ươm chừng 50 phân, na đã leo núi, sau khoảng 3 năm với chiều cao khoảng 2,5-3m, na bám rễ và “thống lĩnh” những dãy núi đá vôi này để trở thành món đặc sản “nức tiếng” xứ Lạng.    Nhiều người thắc mắc, na trồng trên địa hình như vậy làm sao thu hoạch được. Thực tế, người dân Chi Lắng đã lắp đặt hệ thống ròng rọc chạy từ đỉnh xuống chân núi, nên việc thu hoạch na rất dễ dàng. Những quả na đạt tiêu chuẩn được xếp gọn ghẽ vào những chiếc giỏ lớn, cài chắc chắn và đu dây tập kết xuống chân núi. Những người ở chân núi có nhiệm vụ phân loại na theo hình thức và kích cỡ rồi chở ra chợ Đồng Bành bán cho thương lái.


Na sau thu hoạch chuẩn bị được “đu dây” xuống chân núi

Chị Triệu Thị Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chi Lăng, cho biết trước đây, đầu ra cho quả na phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, họ cân đều giá từ 20 đến 25 nghìn đồng/kg.

Cũng theo chị Tám, để tìm đầu ra vững chắc cho na, năm nay, lãnh địa phương đã thành lập thực hiện kế hoạch VietGAP cho dự án 30ha. Với 9 tiêu chí gắt gao như: an toàn thực phẩm, cách ly thời gian phun thuốc, bón phân đúng thời gian, phun đúng thuốc hướng dẫn theo chương trình, bảo hộ lao động. Khi đã có chứng nhận VietGAP, các siêu thị mới vào đặt hàng. Từ đó, đầu ra cho sản phẩm sẽ được ổn định hơn, dự kiến giá sẽ điều hoà từ 30 – 35 nghìn/ kg từ đầu đến cuối mùa vụ.

Còn theo ông Hoàng Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng, những năm trở lại đây, các cấp các ngành của tỉnh rất quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế thì vẫn chưa có đầu ra ổn định, vẫn chỉ là mua buôn nhỏ lẻ của các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội rồi đổ đi các tỉnh thành khác. Mặc dù quả na Chi Lăng đã có nhãn hiệu do sở KHCN của tỉnh cấp nhãn hiệu chứng nhận na an toàn năm 2011. Đến năm nay (2016) bắt đầu triển khai, chọn xã Chi Lăng thực hiện mô hình VietGAP với diện tích 30ha cho vụ na này. Với tổng diện tích cả xã khoảng 520 ha, ước tính đạt 2500 tấn/ năm, hy vọng VietGAP sẽ là khởi điểm cho bước đi tìm đầu ra bền vững cho quả na Chi Lăng.

Tuệ Thư – Hoan Nguyễn.

Tin mới

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.

Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó

Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.

Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.