Thu hút vốn đầu tư FDI: Cơ hội trong thách thức
Theo Báo cáo của Tổng cục thống kê, Quý I/2020, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam (tính đến ngày 20/3) đạt gần 8,6 tỷ USD (giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019). Trong đó, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ hội thu hút vốn đấu tư FDI, cơ hội trong thách thức (ảnh minh họa)
Trong đó, có 758 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,5 tỷ USD (giảm 3,4% về số dự án và tăng 44,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019); 236 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,1 tỷ USD (giảm 18%).
Bên cạnh đó, trong quý I cũng chứng kiến 2.523 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 2 tỷ USD, (giảm 65,6%), bao gồm: 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn 0,71 tỷ USD và 2.068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỷ USD.
Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I ước tính đạt 3,9 tỷ USD (giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019).
Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), việc sụt giảm này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm. Do tác động của COVID-19 và lệnh hạn chế đi lại nên nhiều doanh nghiệp lớn đành phải trì hoãn đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.
Trong báo cáo gửi Hội nghị Chính phủ với các địa phương, ngày 10/4 vừa qua, Bộ Công Thương cho biết, cần nhìn nhận khía cạnh tích cực từ bối cảnh hiện tại đối với đầu tư tại Việt Nam khi Việt Nam vẫn đang được coi là đất nước an toàn.
“Một số nhà đầu tư đã và có ý định chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam, điển hình như mới đây, Samsung quyết định chuyển dây chuyền sản xuất một số sản phẩm Smartphone cao cấp tới Việt Nam. Do vậy, cần coi đây là một cơ hội trong hoạt động thu hút đầu tư của Việt Nam để hướng tới mục tiêu dài hạn hơn”, Bộ Công Thương cho biết!
Bên cạnh đó, Tập đoàn mẹ Samsung Electronics cũng chuyển dây chuyền lắp ráp hai sản phẩm cao cấp Galaxy G20 và Z Flip tới Việt Nam và Samsung dự định sẽ sản xuất 200.000 chiếc điện thoại cấp cao mỗi tháng tại Việt Nam.
Thực tế, trong suốt 10 năm qua, Samsung đã chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất smartphone sang Việt Nam; các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất trên 50% số điện thoại của cả tập đoàn và ít gặp gián đoạn.
Đồng thời, nhiều tập đoàn khác cũng đã xoay chuyển tình thế sản xuất khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Điển hình như Tập đoàn Yura có 3 doanh nghiệp ở Việt Nam và 10 doanh nghiệp tại Trung Quốc. Sản phẩm của Yura được cung cấp độc quyền cho nhiều hãng ô tô lớn như Kia, Huyndai. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp của Trung Quốc phải ngừng sản xuất, do đó Công ty TNHH Yura Việt Nam trong KCN Phú Thái đang phải tăng ca hết công suất để có đủ sản phẩm cung cấp cho đối tác.
Dự báo cho thấy, tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang có chuyển biến tích cực trong việc sản xuất kinh doanh trong nước - xuất nhập khẩu hàng hóa từng bước được phục hồi, có tác động đối với quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm “nhìn thấy cơ hội trong thách thức” của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Việt Nam hiện vẫn là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn ở khu vực châu Á sau những nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh đầu tư và mở cửa hội nhập của Chính phủ trong những năm gần đây.
Các chuyên gia cũng cho rằng, “việc cần làm trong bối cảnh hiện nay là tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chính phủ, các bộ ngành cần quyết liệt dập dịch để xây dựng thương hiệu Việt Nam như một điểm đến an toàn cho du lịch và đầu tư, qua đó tạo cơ hội để Việt Nam thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn FDI khi dịch COVID-19 qua đi”.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang kiểm soát tốt dịch COVID-19. Chính điều này sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp FDI muốn tìm kiếm các điểm đến có tình hình chính trị kinh tế ổn định và dịch bệnh được kiểm soát tốt để không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Kiên
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9 của các công ty chứng khoán.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
Chiều 12/9, Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Thủ tướng chỉ đạo, chậm nhất ngày 31/12 phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Con đường từ huyện Bảo Yên vào thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh khoảng 12km, nhỏ, khó đi, nhiều đất đá do hậu quả của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, còn rất nhiều điểm sạt lở nguy hiểm.
Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Nhận hối lộ để được cấp nhanh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm bị khởi tố.
Thanh Hóa triển khai tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đợt 2
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh cao, để duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm từ động vật cho thị trường những tháng cuối năm, từ ngày 1/9 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng đợt 2/2024.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào