Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam

Dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam xuất hiện một số dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây… Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, quy mô các dự án còn nhỏ, chất lượng chưa cao trong khi lợi thế từ Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA) là rất lớn, còn nhiều tiềm năng để khai thác.

Đây là đánh giá của các chuyên gia kinh tế đưa ra tại tọa đàm “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 25/10/2022 tại Hà Nội.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng

Tại tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu cũng đưa ra nhận xét, dòng vốn FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, quy mô các dự án của EU đầu tư vẫn còn nhỏ; chất lượng các dự án FDI của EU vào Việt Nam vẫn còn thấp, chưa đạt được kỳ vọng.

Tiến sỹ Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Hải Anh
Tiến sỹ Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh Hải Anh.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 08/2022, hiện có 25 quốc gia thuộc EU 27 tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số dự án là 2.378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD.

Điều đó có nghĩa, xét về vốn, FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng chưa tới 6,41% tổng số vốn Việt Nam thu hút được. Còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU.

Đặc biệt, tính toán theo số liệu thống kê của Eurostat và Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam chỉ dao động từ 2-5% so với tổng số vốn FDI mà EU phân bổ trên thế giới.

Tại tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố báo cáo FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA và EVIPA cho thấy mặc dù là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam vẫn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai cho biết thêm, sau khi sụt giảm vào năm 2020 do sự kiện Vương Quốc Anh chính thức rút khỏi EU cũng như những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đến năm 2021, số lượng các dự án FDI của EU vào Việt Nam lại trên đà tăng trở lại và đạt gần mức đỉnh của năm 2019. Các dự án FDI của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân vào Việt Nam. Trong đó, 3 lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều chính là công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản.

Gần đây, các doanh nghiệp EU có xu hướng quan tâm tới các ngành dịch vụ như logistics, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao…

Lý giải về nguyên nhân FDI từ EU vào Việt Nam không lớn, bà Hoàng Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Đối ngoại, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cho rằng, chi phí logistics quá cao cũng là một trong những trở ngại chính khiến dòng vốn FDI của Châu Âu vào Việt Nam chưa được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, vấn đề lao động, hạ tầng cũng còn nhiều vấn đề cần được cải thiện.

Tận dụng cơ hội thu hút FDI từ EVFTA và EVIPA

Tại tọa đàm, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai cho hay, EVFTA và EVIPA được đàm phán giữa bối cảnh quan hệ EU- Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất và sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai hiệp định này được kỳ vọng trở thành cú huých đối với cả thương mại và đầu tư của Việt Nam, qua đó mở rộng cơ hội trở thành trung tâm sản xuất tại khu vực.

Cách nào thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA và EVIPA là chủ đề cuộc tọa đàm. Ảnh: Hải Anh
Cách nào thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA và EVIPA là chủ đề cuộc tọa đàm. Ảnh Hải Anh.

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường theo sau quan hệ thương mại mạnh mẽ. Ở chiều ngược lại, dòng vốn FDI dồi dào thúc đẩy hơn nữa tiềm năng thương mại giữa các đối tác”, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia kinh tế tại tọa đàm, Việt Nam có được 6 cơ hội lớn nhờ EVFTA và EVIPA. Trong đó, đáng chú ý, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng quy mô FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan. Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN rộng lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Về môi trường đầu tư, việc thực hiện EVFTA cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và việc thực thi EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh.

Đồng thuận với quan điểm nêu trên, Tiến sỹ Nguyễn Thị Vũ Hà (thành viên của nhóm nghiên cứu FDI của EU vào Việt Nam) nhấn mạnh về cơ hội là một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng FTA tiếp theo vào Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng các dự án FDI. Điều này phù hợp với định hướng của Viêt Nam trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Chính phủ về thu hút FDI chất lượng cao.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Nguyễn Thị Vũ Hà cảnh báo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút FDI, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng có nhiều biến động. Những lợi thế mà EVFTA mang lại chỉ là ngắn hạn khi các đối thủ chính trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Phillpines cũng đang tích cực đàm phán FTA với EU; trong khi đó, khối này hướng tới một FTA chung với cả khu vực ASEAN.

Ngoài ra, việc thực thi hiệp định còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới cải cách thế chế, chính sách, hay thậm chí làm giảm "dòng chảy" FDI vào Việt Nam nhất là trong bối cảnh FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế tại tọa đàm, giải pháp các bộ, ngành cần triển khai để tăng cường hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI từ EU trong thời gian tới là tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến về EVFTA và EVIPA; cải cách thể chế; cải thiện chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh; hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.