Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông tư 37 đang “hành” doanh nghiệp

Dù là hướng dẫn thay thế Thông tư 32/2009/TT-BCT, nhưng theo nh

THCL Dù là hướng dẫn thay thế Thông tư 32/2009/TT-BCT, nhưng theo nhiều DN Thông tư 37/2015/TT-BCT chẳng những không tháo gỡ được khó khăn, thậm chí còn “hành” họ hơn. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế thì kiến nghị nên đình chỉ thực hiện Thông tư này.

Tại Hội thảo trao đổi, thảo luận tình hình thực hiện Thông tư 37/2015/TT-BCT, quy định về mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, hầu hết các DN dệt may than rằng bị gây khó dễ bởi thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí lớn.

Càng sửa, càng bất cập

Rất nhiều DN từng phải “kêu trời” khi mất tiền tỷ và không ít thời gian, công sức cho việc kiểm tra hàm lượng formaldehit trong sản phẩm dệt may theo Thông tư 32 của Bộ Công thương và nay lại là Thông tư 37. Theo nhận xét thẳng thắn của các DN và nhiều chuyên gia, đây là một thông tư bất chấp ý kiến góp ý của DN.

Tại Hội thảo, bà Phạm Kiều Oanh, Tổng Giám đốc Tổng công ty May Nhà Bè, bày tỏ ý kiến vô cùng gay gắt về các thông tư quy định nội dung này, bởi qua nhiều năm với hàng chục văn bản kiến nghị đã được gửi đi, nhưng Bộ Công Thương không tiếp thu, mà sửa đổi thông tư sau còn chặt hơn và gây khó hơn thông tư trước.

“DN đã có nhiều góp ý từ khi Thông tư 37 đang được dự thảo, nhưng các góp ý không được quan tâm và đoái hoài”, bà Oanh bức xúc nói.

Theo bà Oanh, Thông tư 37 thay thế Thông tư 32 (ban hành năm 2009) lại còn gây khó khăn nhiều hơn nữa cho DN. Quy định mới làm cho DN không những tốn thêm thời gian cho một lô hàng nhập khẩu khi về cảng được thông quan (do chờ kết quả giám định), mà còn tốn thêm chi phí giám định không hề nhỏ cho một lô hàng nhập về sản xuất là hơn 2 triệu đồng/1 mẫu vải. Trong khi đó, chi phí để gửi một lô nguyên liệu về sản xuất theo điều kiện FOB cho đại lý tàu biển trung bình chỉ hơn 700.000 đồng.

Cũng theo quy định này, việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt & Azodyer được áp dụng kể cả những lô hàng mẫu (hàng lẻ, nhỏ). Thực tế hiện nay, hầu hết các DN đều nhập mẫu với số lượng một lô có khi chỉ 5-10m, trị giá nhỏ (110.000-220.000 đồng), chuyển qua vận tải khẩn cấp mà khách gửi làm mẫu, theo quy định mới này vẫn bắt buộc đi kiểm định hàm lượng formaldehyt & Azodyer. Sau đó chờ 3-5 ngày làm việc mới có kết quả, còn nếu muốn nhanh hơn phải tốn thêm chi phí (khoảng 700.000 đồng lấy trong ngày).

Lãnh đạo công ty CP Maison (chuyên bán lẻ hàng thời trang) than thở, chỉ riêng chi nhánh ở Hà Nội, mỗi năm Maison đã mất khoảng 1 tỷ đồng tiền kiểm dịch. Nếu tính cả ở Tp.HCM, Maison mỗi năm tốn gần 3 tỷ đồng cho khâu kiểm tra này. “Nếu Thông tư không sớm sửa đổi về phí, Maison sẽ sớm tốn kém khá nhiều chi phí lưu kho và thời gian về vấn đề này”, vị lãnh đạo này kiến nghị.

Ước tính sơ bộ, cả nước có hàng nghìn DN dệt may, tính ra, chi phí cho việc tuân thủ Thông tư này mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng, một con số quá sức tưởng tượng về chi phí kiểm định.

Bất cập trên cũng khiến cơ quan hải quan “khổ” không kém bởi Thông tư này. Ông Phạm Thanh Bình, Nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), cho biết: Quy định phải kiểm tra tại cửa khẩu, hàng dừng tại cửa khẩu là DN phải chịu chi phí lưu kho, đỗ xe, trong khi cán bộ hải quan vất vả trước số lượng hàng nhập mỗi ngày không ít.

Ông Bình dẫn chứng: “Khi DN nhập khẩu một bộ bàn ghế sô-pha mà phải lấy đi một chiếc ghế để kiểm tra coi như bỏ luôn một bộ; hay lô chăn nhập khẩu, phải lấy một chiếc để kiểm tra, có loại khá đắt tiền, gây tổn phí không nhỏ cho DN”.

Bộ Công Thương cho biết sẽ đánh giá lại quá trình thực hiện thông tư 37 thông qua những ý kiến phản ánh của DN để xem xét và chỉnh sửa thông tư 37

Nên đình chỉ thực hiện

Theo các DN và chuyên gia kinh tế, Thông tư 37 chưa thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 19 (về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh) về “cải cách toàn diện các quy định về môi trường kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm”.

So sánh nội dung Thông tư 37 với yêu cầu tại Nghị quyết 19 của Chính phủ, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét: “Thông tư đã không đáp ứng tất cả cũng như từng yêu cầu của Nghị quyết 19 đối với sửa đổi Thông tư 32. Hình như khi soạn thảo, cơ quan soạn thảo và ban hành đã không căn cứ Nghị quyết 19”.

Đề cập thêm về tổ chức tham gia kiểm định nhà nước đối với hàm lượng formaldehyt và amin thơm trong sản phẩm dệt may, ông Cung đặt ra hàng loạt câu hỏi: Áp dụng quy trình và phương pháp lựa chọn, quy định ở đâu, Hội đồng gồm những ai; Tiêu chuẩn thành viên hội đồng; Hội đồng này hoạt động ra sao; Tiêu chí nào được áp dụng để lựa chọn tổ chức kiểm định; Hình thức mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đơn vị được chọn?…

Ông Cung khẳng định, các quy định này không rõ ràng, thiếu minh bạch, nguy cơ tùy ý là cao; không quy được trách nhiệm, nên không có áp lực buộc có trách nhiệm giải trình. Từ đó, ông Cung cho rằng nên đình chỉ thực hiện Thông tư này và nghiên cứu sửa đổi bổ sung Thông tư 32 theo đúng yêu cầu Nghị quyết 19.

Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Dệt May

Tại nhiều nước, đơn vị nhập khẩu hoặc DN trực tiếp yêu cầu người cung cấp chuẩn bị những chứng nhận về chất lượng, khi hàng đã tới cửa khẩu thì thủ tục diễn ra nhanh chóng. Vướng mắc ở Việt Nam là nhiều DN chưa yêu cầu được các nhà cung cấp chuẩn bị được hồ sơ chứng nhận về hệ thống an toàn. Vì vậy, ngay cả các cơ quan Việt Nam cũng rất khó để biết lô hàng đã đáp ứng yêu cầu hay chưa, làm ảnh hưởng đến quá trình giải phóng hàng hóa.

Ông Nguyễn Sỹ Phương - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

Mong muốn lớn nhất của DN hiện nay đối với Thông tư 37 là sửa đổi làm sao để thời gian kiểm tra ngắn nhất và thủ tục đơn giản nhất. Tuy nhiên, điều này rất khó đáp ứng do có sự tham gia liên ngành giữa hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Vì vậy, các đơn vị này cần có sự phối hợp chăt chẽ để giải quyết sớm vấn đề thời gian và thủ tục.

Ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương

Mục đích của Thông tư 37 là nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Nếu không có những quy định kiểm tra nghiêm ngặt, hàng dệt may giá rẻ sẽ tràn vào, hàng Việt sẽ rất khó cạnh tranh. Mặt khác, việc ngăn chặn hàng hóa bằng công cụ kỹ thuật phải bình đẳng nên DN buộc phải tuân thủ.

 

Theo TBKD

Tin mới

Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế

Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.

Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi

Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.

Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép

Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.

Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước

UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.