Thời khắc lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt Nam-EU
Ngày 2/12, tại Brussels, Bỉ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chí
THCL Ngày 2/12, tại Brussels, Bỉ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Lễ ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai bên đã khẳng định: “Đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU”.
Vào tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã đồng ý đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hoàn tất các công việc kỹ thuật.
Trên cơ sở đó, hai bên đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26/6/2012. Với tinh thần đàm phán tích cực, linh hoạt của cả EU và Việt Nam, sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo hai bên, việc đàm phán đã được triển khai khẩn trương. Sau gần 3 năm, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, hai bên đã chính thức kết thúc toàn diện đàm phán Hiệp định EVFTA. Với kết quả này, Việt Nam và EU đã đạt được một bước tiến trọng yếu trong lộ trình tăng cường quan hệ đối tác chính trị toàn diện và sâu sắc giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là quan hệ thương mại-đầu tư.
Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng rất cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý-Thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.
Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hiệp định này sẽ tiếp tục tạo động lực thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và giúp tạo thêm nhiều việc làm tại Việt Nam và EU.
Với đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai bên là tính bổ sung mạnh mẽ, dự kiến những lợi ích kinh tế lớn mà Hiệp định EVFTA sẽ mang lại cho cả Việt Nam và EU gồm:
Về xuất nhập khẩu, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.
Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết nhằm bảo đảm một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư với các dự án chất lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam. Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, nước ta có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.
Các cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu trí tuệ… cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, bảo đảm lợi ích tổng thể, cân bằng. Điều này sẽ góp phần giúp Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu với tư cách là một nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đã thống nhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Khuôn khổ này sẽ giúp nước ta tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ… Ngoài ra, việc ký kết FTA với một đối tác phát triển cao như EU cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp ổn định an sinh-xã hội cho nước ta.
Để những lợi ích này sớm được hiện thực hóa, hai bên thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định có hiệu lực ngay từ đầu năm 2018.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỉ USD vào năm 2010 lên 36,8 tỉ USD năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm, tổng thương mại hai chiều đạt 19,4 tỉ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 14,9 tỉ USD và nhập khẩu từ EU đạt 4,5 tỉ USD.
Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh, đối đầu trực tiếp. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến hết 6 tháng đầu năm, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.100 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 38,4 tỉ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.
Theo Nguyễn Hoàng (Chinhphu.vn)
Tin mới
Tiếp tục hiện đại hóa CNTT phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất
Ngành thuế tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được triển khai và phục vụ người nộp thuế nhanh nhất, thuận tiện nhất...
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Phát huy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, Agribank triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, chung tay cùng các địa phương và người dân vượt qua khó khăn, sớm khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, ổn định cuộc sống.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão
Sau những ngày gián đoạn phải tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hệ thống điện lưới bị mất diện rộng, đến nay, các mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lần lượt được khôi phục cấp điện trở lại bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
UNICEF vận chuyển khẩn cấp viên lọc, bồn chứa nước tới Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai
UNICEF làm việc tại các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 để xác định nhu cầu cấp bách và cung cấp nước sạch cho ba tỉnh miền Bắc bị mưa lũ ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
VNPT triển khai gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng
Ngày 12/9/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) và công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào