Thị trường bất động sản gần như "đóng băng"
Doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn, hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp dẫn đến thị trường bất động sản gần như "đóng băng".
Nghẽn dòng tiền
Sáng 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Liên quan đến thị trường bất động sản, báo cáo của Uỷ ban Kinh tế cho biết những khó khăn trên thị trường tài chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn, hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp. Điều này dẫn đến thị trường bất động sản gần như "đóng băng" - ảnh hưởng trực tiếp và tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng, mức tăng tín dụng (dù có hạn mức) nhanh hơn nhiều mức tăng huy động tiền gửi. Cho vay lĩnh vực bất động sản tăng nhanh hơn tín dụng nói chung. Các ngân hàng thương mại buộc phải tăng cao lãi suất huy động, nhất là đối với kỳ hạn dài.
"Lãi suất cho vay cao; kênh huy động trái phiếu gần như đóng băng; thực hiện đầu tư công thấp nhiều so với kế hoạch; tất cả các yếu tố này cộng hưởng càng làm nghẽn dòng tiền luân chuyển trên thị trường", báo cáo cho biết.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới vô cùng khó khăn, do niềm tin thị trường sút giảm mạnh. Năm 2022, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 257.700 tỷ đồng, giảm 64,6% so 2021. Trong năm 2022, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã giảm đáng kể, đặc biệt đối với ngành bất động sản. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành riêng lẻ đạt 52.900 tỷ đồng (giảm 77% so cùng kỳ 2021).
Bên cạnh vấn đề dòng tiền, vướng mắc về pháp lý cũng đang là vấn đề lớn của thị trường bất động sản.
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế trích thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), vướng mắc pháp lý (hầu hết ở các văn bản dưới luật) là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh.
Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông đã làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đối với dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3 - 5 năm)…
Ảnh minh họa
Nguy cơ "bong bóng"...
Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế cho biết, cũng có ý kiến cho rằng, việc các doanh nghiệp huy động vốn với số lượng lớn vào thời gian qua làm tăng dư nợ của nền kinh tế dẫn đến "bong bóng" với thị trường bất động sản tăng cao bất thường.
Thị trường bất động sản khó khăn là chưa phản ánh đúng khi trong thời gian qua chỉ có thị trường bất động sản ở phân khúc cao cấp tăng cao và đến nay gặp khó còn thị trường bất động sản dành cho số đông thiếu hụt nên cần hỗ trợ nhà đầu tư mới phát triển phân khúc này.
Tại TP. Hồ Chí Minh, theo HoREA, nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo: Năm 2017, có 10.987 căn nhà cao cấp, chiếm 25,5%; năm 2018, có 8.502 căn nhà cao cấp, chiếm 30%; năm 2019, có 15.479 căn nhà cao cấp, chiếm 67,1%; năm 2020, có 7.114 căn nhà cao cấp, chiếm 42,1%; năm 2021, có 10.404 căn nhà cao cấp, chiếm 72%; 9 tháng đầu năm 2022, có 9.305 căn nhà cao cấp, chiếm đến 80,2%.
Trong khi đó, loại nhà ở bình dân năm 2020, chỉ có 163 căn hộ, chiếm 1%; năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, không còn nhà ở bình dân (0%).
Áp lực đáo hạn
Sau 4 tháng đầu năm, Uỷ ban Kinh tế đánh giá thị trường, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn.
Nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu; một số vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn gây bức xúc dư luận, giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 là gần 290.000 tỷ đồng.
Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về cơ cấu nợ liên quan đến bất động sản (bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản, vay mua nhà, kinh doanh bất động sản...).
Uỷ ban Kinh tế cũng kiến nghị Chính phủ, trong thời gian tới, thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; đồng thời, cơ cấu lại thị trường bất động sản thông qua điều tiết nguồn cung, khắc phục tình trạng lệch pha cung – cầu bất động sản cao cấp và bất động sản bình dân bằng công cụ quy hoạch.
Trúc Mai
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường