Thí sinh đã “thức thời”, thực tế khi chọn ngành học hơn trước
Thi xong, các thí sinh được “xả stress” và bắt đầu cùng cha mẹ chọn ngành, trường để học phù hợp với năng lực của bản thân. Theo khảo sát của phóng viên, việc chọn trường, ngành học của thí sinh năm nay đa dạng và mang tính “thức thời” hơn trước rất nhiều…
Trước đây, câu cửa miệng của thí sinh chuẩn bị vào thi đại học là “nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa”, tiếp theo là những trường TOP 1 gồm: Ngoại Thương, Ngoại giao, Xây dựng, Giao thông, Kinh tế, Tài chính, Luật… Ngành sư phạm và Nông – Lâm - Ngư nghiệp là ít thấy “sáng đèn” ở trong danh sách lựa chọn của thí sinh…
“Khẩu vị” thay đổi
Năm nay, có vẻ “khẩu vị” của chính thí sinh và phụ huynh đều thay đổi. Cụ thể, nhiều thí sinh chọn cho mình ngành học phù hợp với năng lực và có “đầu ra” tương đối thuận lợi, tức nhu cầu xã hội cần, không phải “xin việc” với công thức mang tính hành chính kiểu công chức, viên chức Nhà nước.
Phụ huynh Nguyễn Thu Hiền, ở Đông Anh, Hà Nội bày tỏ: “Tôi đã sai lầm khi ép cháu lớn thi bằng được vào trường Y, để không đủ điểm phải đi học Y Thái Bình, xa nhà, trong khi cháu rất thích Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chuyên về thú y và chăn nuôi. Nay, tôi cho con gái tự lựa chọn ngành học. Cháu học tốt Toán, Văn, Anh, thích học sư phạm, tôi đồng ý ngay. Cháu nói rằng, được miễn học phí, đó cũng là môi trường rất tốt để rèn luyện”.
Theo phụ huynh Thu Hiền thì, chị đồng ý cho con học sư phạm vì cháu không xin được việc là công chức, vẫn dạy kèm ngoại ngữ được, vẫn có việc để làm. Có thể làm viên chức hoặc làm tự do đều có việc, chứ không ép con thi Ngoại Thương, Ngoại giao như những phụ huynh khác…. “Hướng cho con chọn ngành, trường không theo “mốt, hót” mà theo thực tế xã hội cần. Đây là sự thay đổi mang tính “cách mạng” của các phụ huynh có con bước vào đời, trước ngưỡng cửa chọn trường, hướng nghề…”, chị Hiền còn khẳng định.
Thí sinh Trần Văn Hoàng, ở Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng bộc bạch: “Cháu tự nhận là học thuộc TOP 2 thôi, giữa của TOP 2 chứ không được đầu nên cháu sẽ chọn học ngành Luật nhưng không thể đỗ vào Đại học Luật, Đại học Quốc gia và Đại học Luật Hà Nội được. Cháu học Luật ở một trường nào đó như: Đại học Mở, Đại học Lao động xã hội, Đại học Thủ đô Hà Nội, Học viện Phụ nữ, Học viện Ngân hàng, Học viện Hành chính… Những trường có đào tạo ngành Luật, còn lý do cháu chọn học Luật vì cháu có thể linh động chọn việc. Cháu có thể học thêm một khóa về luật sư, công chứng để làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại… mà không phải mất thời gian chờ đợi thi viên chức, công chức. Hơn nữa, vừa học cháu đã có thể đi làm để có tiền trang trải cuộc sống, vừa làm vừa học giúp cháu tích lũy được kinh nghiệm….”.
Ngành học điện máy, công nghệ, kỹ thuật, công nghệ thực phẩm, điều dưỡng, dược… đang nhận được sự lựa chọn rất lớn của các thí sinh và sự ủng hộ tuyệt đối của phụ huynh. Vì sao lại có sự thay đổi “khẩu vị” như vậy?
Về ngành công nghệ thông tin, trước đây vẫn chỉ là Bách khoa và Học viện Bưu chính viễn thông là nhất bảng, điểm cao chót vót. Gần chục năm trở lại đây thì FPT là sự lựa chọn rất hót của nhiều thí sinh, ngoài ra, nhiều trường cũng đạo tạo mảng nghề này như: Đại học Thương mại, Học viện Nông nghiệp…
Nhận diện sự thay đổi
Sự vận động của đời sống xã hội khiến phụ huynh và thí sinh thay đổi để phù hợp với cuộc sống. Nếu chọn ngành học không đúng, ra trường không tìm được việc làm thì chuyện cử nhân đại học đi làm xe ôm, đi bán hàng cho các nhà hàng, đi… là hết sức bình thường. Vì nhìn thấy như thế nên phụ huynh và thí sinh đã “thức thời” hơn. Họ nhìn thấy nghề gì và công việc gì là xã hội cần và lâu dài thì chọn học để ra trường có việc làm.
Thầy giáo Nguyễn Văn Toàn, nguyên giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội trao đổi: “Quá trình giảng dạy tại trường đại học, môn học của tôi, số lượng sinh viên giảm dần theo sự vận động, phát triển của đất nước. Phụ huynh và thí sinh hiện nay chọn ngành học có nghề, ra trường có thể đi làm, kiếm sống được ngay chứ không chọn ngành học khoa học cơ bản nữa. Trước đây, các cháu và con tôi, đều được hướng học ngành khoa học cơ bản. Bây giờ, con của các con tôi, cháu chọn học công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật điện lạnh, nông nghiệp, thương mại điện tử, logistic, AI – trí tuệ nhân tạo, khai khoáng, tài nguyên…. thậm chí sư phạm. Nghe các cháu phân tích, học những ngành đó thiết thực cho cuộc sống, hiện tại thiếu và cần rất nhiều để phát triển đất nước mà vẫn có việc làm với thu nhập tốt, tôi rất vui. Các cháu nói rằng, cái hay nhất của những nghề đó là các cháu không phải thi cử, thi công chức mà thi tuyển vào làm việc đúng nghĩa và được trả lương xứng đáng với trình độ, năng lực của bản thân. Bố mẹ của các cháu cũng đồng tình với nhận định và ý nguyện của con”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Thương hiệu & Công luận thì công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm… đang rất cần trong đời sống và phát triển sản phẩm mới.
Thí sinh Nguyễn Huy Hoàng, ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thì rất thích và chọn những trường có ngành học thương mại điện tử và logistic để dự thi. Hoàng lý giải “sự thích thú” của em như sau: “Hội nhập quốc tế, không thể thiếu thương mại điện tử và logistic. Hơn nữa, quê em vừa có biển, có đường biên, có mỏ, có rừng nên em chọn để thương mại điện tử để “chào hàng, bán hàng”… Suy nghĩ rất thực tế nhưng cần thiết để tránh ra trường bị “thất nghiệp” hoặc làm trái nghề. Hoàng còn bộc bạch: “Mất bao công của cha mẹ, bản thân học hành, ra trường đi chạy xe grap thì cháu không muốn chút nào. Chạy xe grap thì cũng là kiếm sống nhưng không cần phải tốn bao công đèn sách…”
Để có sự thay đổi như trên, tất nhiên, điều đầu tiên là bắt nguồn từ cuộc sống, sự phát triển của xã hội, đất nước. Nhưng cơ bản hơn là sự thay đổi trong tư duy của phụ huynh và giới trẻ. Sự thay đổi này làm phong phú thêm ngành nghề của nền kinh tế, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế…
Minh An
Tin mới
Giá cao su hôm nay 23/9: Không có nhiều biến động
Giá cao su hôm nay 23/9 không có nhiều biến động, hiện giá mủ cao su nội địa giao dịch quanh ngưỡng 360-414 đồng/TSC.
Vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là Tiếng súng reo
Tờ báo Tiếng súng reo là vũ khí đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân cách đây 80 năm. Sự ra đời của tờ báo đã kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện bộ đội, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của quân đội từ buổi sơ khai.
TP Lạng Sơn: Trên 600 vận động viên dự Giải việt dã "Bước chân gắn kết"
Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Lạng Sơn tổ chức giải việt dã "Bước chân gắn kết" mở rộng lần thứ III, năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập công đoàn tỉnh Lạng Sơn và 22 năm Ngày thành lập thành phố Lạng Sơn.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm
Hôm nay, ngày 23/9, chuyên gia của KBSV vẫn nghiêng về một kịch bản tăng cho VN-Index khi xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo toàn. Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI
Các chuyên gia đánh giá cao chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI của Việt Nam, tin tưởng rằng với những hướng đi đã vạch ra, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này và sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Tỷ giá USD hôm nay 23/9: Khả năng giảm xuống dưới mốc 100 là rất cao
Tỷ giá USD hôm nay 23/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.148 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 100,74.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM