Thấy gì từ bức tranh mang thương hiệu CLL - CTCP Cảng Cát Lái
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải đường biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển,… CTCP Cảng Cát Lái (MCK: CLL) mang đến cho khách hàng những sản phẩm uy tín, chất lượng. Thế nhưng, trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu, CLL gặp phải không ít thăng trầm như: Đầu tư tài chính kém hiệu quả, kinh doanh khó khăn, nợ phải trả "phình to", thậm chí có năm dòng tiền thuần trong năm âm hơn 181,7 tỷ đồng,…
Hành trình xây dựng thương hiệu
Thương hiệu CLL thuộc CTCP Cảng Cát Lái, được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO) - nay là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP và Công ty Tân Cảng Sài Gòn - nay là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Cảng Cát Lái xây dựng trên khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu đất phía bờ sông Đồng Nai, thuộc phạm vi khu nước cầu tàu Vitaico cũ đã di dời thành cảng liên hoàn với khu cảng container hiện hữu Tân Cảng – Cát Lái của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Cảng Cát Lái được thành lập năm 2007 nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng xếp dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái, Quận 2, TP. HCM. Cảng Cát Lái chỉ có một công ty con là Công ty cổ phần Tiếp vận quốc tế Cảng Cát Lái và Công ty mẹ đóng góp 54,29% tỷ lệ góp vốn.
Năm 2014, 24 triệu cổ phiếu của CTCP Cảng Cát Lái mang mã chứng khoán CLL đã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Đây là một thời khắc quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới của Công ty trên con đường trở thành một doanh nghiệp cổ phần lớn mạnh.
Trải qua 16 năm hoạt động, thương hệu CLL không ngừng phát triển lớn mạnh. Vậy, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, bức tranh tài chính mang thương hiệu CLL hoạt động ra sao?
Bức tranh thương hiệu
Theo tìm hiểu của Thương hiệu & Công luận, trong những năm gần đây, CTCP Cảng Cát Lái ghi nhận tốc độ tăng trưởng “ổn định bền vững”, đầu tư tài chính kém hiệu quả, hàng tồn tăng cao, nợ xấu xuất hiện và tăng dần đều, thậm chí có năm dòng tiền thuần trong năm âm hơn 181,7 tỷ đồng,…
Dữ liệu báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, CLL đạt hơn 146 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp đạt 69 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, CLL đã đạt hơn 5,5 tỷ đồng doanh thu tài chính.
Kéo theo đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 156%, đạt mức 404 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 18%, đạt mức 11,7 tỷ đồng so với năm ngoái. Với kết quả đạt được, CLL có lợi nhuận sau thuế ở mức 51,7 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và không thay đổi so với BCTC tự lập của doanh nghiệp.
Tại thời điểm 30/6/2023, tổng tài sản của CLL đạt 758 tỷ đồng, tăng 7,7% so với đầu năm. Chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của CLL là tài sản cố định ghi nhận mức 213,6 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của CLL ở mức 453,9 tỷ đồng, trong đó, chiếm 3,7 lần là các khoản phải thu ngắn hạn (122,5 tỷ đồng), tiếp đến là hàng tồn kho ghi nhận 898 triệu đồng. Tiền và tương đương tiền tăng 3% lên 237,1 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, kết thúc 6 tháng năm 2023, vốn chủ sở hữu của CLL đạt mức 576,6 tỷ đồng. Nợ phải trả ở mức 181,6 tỷ đồng, cao gấp 3,4 lần so với ngày 1/1/2023. Trong đó, phải trả ngắn hạn khác chiếm 132 tỷ đồng, với gần 130 tỷ đồng là cổ tức và lợi nhuận phải trả. Theo BCTC, thời điểm 30/6/2023, CLL không có nợ dài hạn và chỉ có nợ ngắn hạn.
Từ năm 2016 trở lại đây, vốn chủ sở hữu (VCSH) của CLL tăng dần đều. Năm 2016, VCSH của CLL đạt 576 tỷ đồng đến năm 2022 VCSH ghi nhận mức 650 tỷ đồng, tăng 13% sau 6 năm.
Cũng trong giai đoạn này, nợ phải trả của CLL ngày càng “phình to”. Năm 2016, nợ phải trả của CLL đạt hơn 97 tỷ đồng và đến ngày 30/6/2023 nợ phải trả của CLL dừng lại ở mức 181,6 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh âm, đầu tư tài chính kém hiệu quả?
Nửa đầu năm 2023, dù doanh thu và lợi nhuận của CLL tăng trưởng so với năm trước, dòng tiền dần được ổn định. Cụ thể, dòng tiền kinh doanh của CLL đạt 345 triệu đồng (cùng kỳ năm trước âm 13 tỷ đồng); dòng tiền đầu tư đạt 6,2 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước âm 29,2 tỷ đồng) và dòng tiền hoạt động tài chính âm 295 triệu đồng (cùng kỳ năm trước cũng âm 207 triệu đồng). Do vậy, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đạt 6,3 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước âm 42,4 tỷ đồng).
Đáng chú ý, từ năm 2014 – năm mà CLL chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, lưu chuyển tiền thuần trong năm âm tới 17,7 tỷ đồng (trong khi năm trước dương 26,9 tỷ đồng). Đến năm 2017, lưu chuyển tiền thuần trong năm cũng âm tới 112,6 tỷ đồng và thậm chí năm 2019 dòng tiền này âm lên tới 181,7 tỷ đồng (trong khi năm trước dương 147 tỷ đồng).
BCTC 6 tháng đầu năm 2023 của CLL ghi nhận hơn 109,7 tỷ đồng khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn, tăng 108% (gấp 2,08 lần) so với thời điểm đầu năm 2023. Trong đó, hơn 104,7 tỷ đồng của Công ty TNHH Một thành viên Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (hồi đầu năm chỉ ghi nhận 41,2 tỷ đồng); Hơn 719,8 triệu đồng của CTCP Đầu tư Tiếp vận Tân Cảng Hồng Ngọc Phú Quốc; Hơn 700 triệu đồng của CTCP Tân Cảng Tây Ninh;… Ngoài ra, đơn vị này còn hơn 3,2 tỷ đồng các khoản phải thu khách hàng khác.
Bên cạnh đó, CLL có hơn 13,1 tỷ đồng khoản phải thu khác, bao gồm: Công ty TNHH MTV Quang Thái Hồng - Tiền “Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh” (6,7 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn – thu chi hộ (1,1 tỷ đồng),…
Ngoài ra, CLL có hơn 898 triệu đồng hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2023. Cần phải nói thêm rằng, hàng tồn kho của CLL bắt đầu xuất hiện vào năm 2019 với mức 295,6 triệu đồng. Năm 2020 hàng tồn kho của CLL tăng lên hơn 1 tỷ đồng và năm 2021 lên tới hơn 2,9 tỷ. Năm 2022, giảm xuống mức 1,08 tỷ. Với đặc thù hoạt động của cảng Cát Lái là thường xuyên trong tình trạng gần như tối đa công suất, nên chỉ cần hàng hóa chậm luân chuyển, tồn bãi tăng cao, cảng Cát Lái phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, tình trạng này đã từng xảy ra tại các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong đợt cao điểm dịch.
Tại BCTC của CLL cho thấy, nợ xấu bắt đầu xuất hiện từ năm 2017 và phình to tính đến thời điểm ngày 30/6/2023. Cụ thể, năm 2017, nợ xấu của CLL đạt 630 triệu (giá trị có thể thu hồi là 185,5 triệu đồng). Năm 2018, nợ xấu bắt đầu tăng lên mức 828,6 triệu đồng (giá trị có thể thu hồi là 92,6 triệu) và đạt 966 triệu đồng (giá trị có thể thu hồi là 106 triệu đồng) vào năm 2019.
Kể từ năm 2020 đến nay, CLL bắt đầu trích lập dự phòng với khoản nợ xấu. Theo đó, năm 2020 CLL đạt 966 triệu đồng nợ xấu (dự phòng 926 triệu đồng). Năm 2021, nợ xấu CLL ghi nhận 992 triệu đồng (dự phòng 985 triệu đồng). Bước sang năm 2022, nợ xấu CLL lên mức 1.023 triệu đồng (dự phòng hơn 1.003 triệu đồng). Mới chỉ 6 tháng đầu năm 2023, nợ xấu của CLL đã tăng lên 1.035 triệu đồng (dự phòng 1.026 triệu đồng).
Tính đến thời điểm hiện tại, kể từ năm 2014 khi chính thức giao dịch trên thị trường HOSE, CLL có gần 9 năm niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, 9 năm qua, mức lợi nhuận của CLL không có sự chuyển biến đáng chú ý. Cụ thể hơn, năm 2013, lợi nhuận sau thuế của CLL đạt 82,2 tỷ đồng;
Năm 2014, CLL chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Đây là một thời khắc quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới của Công ty trên con đường trở thành một doanh nghiệp cổ phần lớn mạnh. Năm này, CLL có lợi nhuận sau thuế là 76,4 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2013. Năm 2015, 2016 và 2017 CLL có lợi nhuận sau thuế lần lượt là hơn 78 tỷ đồng, hơn 81 tỷ đồng và hơn 83 tỷ đồng. Con số này nhích dần lên tại các năm 2018 (đạt hơn 92 tỷ đồng), năm 2019 (đạt hơn 90 tỷ đồng và năm 2020 (đạt hơn 98 tỷ đồng). Đến năm 2021, lợi nhuận sau thuế của CLL giảm 14% xuống còn hơn 85 tỷ đồng. Và năm 2022, lợi nhuận sau thuế dừng lại ở mức hơn 90,6 tỷ đồng.
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 04/10, cổ phiếu CLL tăng nhẹ 0,5% lên 37.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 12.800 đơn vị.
Chúng tôi thực hiện bài viết này với mong muốn thương hiệu CLL luôn là thương hiệu mang lại những sản phẩm uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng; doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin tới bạn đọc về hành trình xây dựng và phát triển của Thương hiệu CLL
Minh An
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi
Hai bên nhất trí củng cố quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, làm nền tảng phát triển cho quan hệ hai nước, thông qua duy trì các hoạt động nghiên cứu lý luận, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ đào tạo cán bộ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa có thông tin về tình hình mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai (cập nhật đến ngày 9/9/2024).
Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong
Một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh điều khiển xe máy trên đường về nhà thì tông phải đống rơm của người dân để trên đường dẫn đến tử vong.
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam