Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19

Ở nước ta, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đang gây sức ép nặng nề lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Thực tế đó đang đòi hỏi các cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, nhất là trong những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Làn sóng thứ 4 của đại dịch tác động nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế- xã hội

Đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp và khó lường, tại Việt Nam. Trong đó, đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/04 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế và thu ngân sách.

Trong 06 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI đạt thấp. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước năm 2020 chỉ tăng 3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020 giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng. Trong Quý II/2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với quý I/2021 (2,19% và 2,2%).

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong 07 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020, là mức thấp so với mức tăng trung bình 8,1% giai đoạn 2016-2020, giảm 7,2% về số lao động; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 23%, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 28,6%, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 27,4%. Về quy mô của doanh nghiệp, bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động. Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, do tác động của các đợt giãn cách xã hội tại một số địa phương, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng thấp, chỉ đạt 3,96% so với cùng kỳ năm 2020; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục giảm sâu (5,12%), dịch vụ vận tải và kho bãi giảm 0,39%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; xu hướng dịch chuyển kênh đầu tư sang thị trường bất động sản khiến thị trường sôi động hơn ở các phân khúc khác nhưng lại dẫn đến tình trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là các khu vực vùng ven các đô thị lớn, gây nguy cơ bong bóng tài sản và rủi ro kinh tế vĩ mô. Hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản tươi/đông lạnh và có tính thời vụ cao bị ảnh hưởng lớn; có tình trạng giá nông sản giảm tại chỗ, ứ hàng cục bộ nhưng giá bán nông sản tới người tiêu dùng trong nước không giảm. Một số ngành, lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng lớn thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh bao gồm dệt may và sản xuất da, các sản phẩm từ da, điện tử tiêu dùng, sản xuất, lắp ráp ô tô...

Dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính sách "gỡ khó" kịp thời, góp phần củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể các biện pháp, chủ yếu mang tính ngắn hạn, ứng phó với dịch bệnh như: Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/06/2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/06/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế- xã hội và Công văn số 1133-CV/VPTW ngày 25/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng ngày 01/07/2021.

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/06/2020 về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/07/2021 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/09/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/08/2021 về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/06/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; nhiều nghị định quy định các chính sách cụ thể…

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 22/4/2020, Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19; Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19… Các bộ, ngành ban hành nhiều thông tư, hướng dẫn hỗ trợ theo thẩm quyền… 

Nhìn chung, các chính sách được ban hành có sự kết hợp giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách hỗ trợ ngành hoặc an sinh xã hội khác, trong đó bao gồm nhóm giải pháp ngắn hạn, cơ chế, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể, nhóm giải pháp căn cơ, dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; cơ bản phù hợp diễn biến và tác động của dịch bệnh, tương đồng với cách tiếp cận mới của nhiều quốc gia trên thế giới.

Các chính sách cũng được thực hiện với chi phí thấp, do vậy không gây ảnh hưởng đến các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời bảo lưu dư địa để tiếp tục xây dựng, thực hiện các giải pháp trong giai đoạn tiếp theo. Nhiều chính sách, giải pháp được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả, đã góp phần quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020, duy trì triển vọng kinh tế tích cực của đất nước trong trung và dài hạn và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Kiểm soát tốt dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế
Kiểm soát tốt dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế.

Kiểm soát tốt dịch bệnh – điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế

Thời gian qua, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ban hành, triển khai các chính sách giúp giảm nhẹ tác động của dịch bệnh và đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kép. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã cho thấy một số bất cập, trong khi đại dịch COVID-19 chưa có tiền lệ, gây sức ép lớn về thời gian và khối lượng công việc ban hành các chính sách.

Hiện nay, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh được coi là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là chúng ta cần quyết tâm thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi Covid-19, nhất là tại khu vực động lực, thành phố lớn, các địa phương có nhiều khu công nghiệp. Đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm có vaccine phòng Covid-19 tiêm miễn phí cho toàn dân, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% tổng dân số trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, củng cố nhận thức về bối cảnh “bình thường mới” cũng là điều quan trọng do khả năng dịch Covid-19 còn tồn tại trong một thời gian dài và tiếp tục tác động đến đời sống kinh tế - xã hội ngay cả khi tỷ lệ tiêm vaccine trong nước đạt 100%. Trong các thách thức cho giai đoạn tiếp theo, cần lưu ý thách thức liên quan đến rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói kích thích kinh tế ứng phó Covid-19 của nhiều quốc gia; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và đình trệ sản xuất, suy thoái toàn cầu vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới; nguy cơ suy giảm dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước; các hàng rào kỹ thuật cao hơn trong bối cảnh các quốc gia mở cửa giao thương hậu Covid-19 có xu hướng ưu tiên các quốc gia, khu vực kiểm soát được dịch bệnh...

Áp dụng các biện pháp nhất quán, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để duy trì cả cung và cầu trên thị trường, duy trì sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước. Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ. Phối hợp chặt chẽ, điều hành linh hoạt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng với chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội trên tinh thần tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực.

Trên phương diện kinh tế, quan điểm chung là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ phục vụ trực tiếp nhất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Chính vì vậy, hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa; đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.

Hoàng Hà

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh sẽ xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Quảng Ninh sẽ xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/9/2024: Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động
Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/9/2024: Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/9/2024 tiếp tục có thêm ngân hàng tăng lãi suất huy động. PGBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn hạn từ 1-3 tháng.

Hướng dẫn những việc cần làm trước, trong và sau bão
Hướng dẫn những việc cần làm trước, trong và sau bão

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai khuyến cáo các biện pháp để giữ an toàn trước, trong và sau bão.

Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời gian thử thách người hưởng án treo
Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời gian thử thách người hưởng án treo

Đề xuất người hưởng án treo được xét rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, mỗi lần từ 1 tháng đến 1 năm song phải đáp ứng một số điều kiện.

Xử phạt CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin
Xử phạt CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (mã UDC - UPCoM).

Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào
Thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào

Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào (Tổ công tác) là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai quy hoạch, đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào...