Thành phố Huế sẽ là một trong 6 đô thị cấp quốc gia
Đề án mở rộng thành phố Huế đang được dư luận hết sức quan tâm. Nhân dịp đầu năm mới Xuân Tân Sửu, 2021, phóng viên Thương hiệu & Công luận có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Huế, Hoàng Hải Minh, xung quanh vấn đề này.
2021 là năm đầu của kế hoạch phát triển 5 năm (2021- 2025), xin ông cho biết, những mục tiêu lớn thành phố hướng tới trong thời gian tới?
2021 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào trước 2025.
Với vai trò là “đô thị hạt nhân” - di sản, văn hóa, du lịch đặc sắc; trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm khoa học và công nghệ của khu vực và cả nước, TP. Huế cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng các tiềm năng, lợi thế; tích cực triển khai và kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Phải làm sao sát với tình hình thực tế của thành phố, để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”: Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng vững chắc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII.
Thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả các mặt công tác, đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030. Từ đó, nâng tầm vị thế của Huế, xứ sở yên bình – hạnh phúc.
Năm nay, TP. Huế tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong đó Thành phố tập trung thực hiện 5 chương trình và 7 dự án trọng điểm, thay đổi diện mạo đô thị.
5 chương trình, gồm:
1/Chương trình điều chỉnh địa giới TP. Huế và sáp nhập, thành lập các phường thuộc thành phố, tập trung dầu tư gắn với chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ; 2/Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển, hình thành, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế; 3/Chương trình di dời các hộ dân trong khu vực I thuộc quần thể Di tích cố đô Huế; 4/Chương trình cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh; 5/Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, bản sắc văn hóa Huế gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
7 dự án trọng điểm, bao gồm:
1/Tiếp tục thực hiện Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố (do Chính phủ Nhật Bản tài trợ); 2/Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống kinh thành Huế thuộc quần thể Di tích cố đô Huế; 3/Dự án chỉnh trang khu dân cư kết hợp khai thác di tích Hổ Quyền - Voi Ré; 4/Các dự án đô thị như chỉnh trang 2 bờ sông Hương (công viên Thương Bạc, công viên 3-2, điện chiếu sáng, camera công viên Phú Xuân đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Dã Viên, điện chiếu sáng công viên Thương Bạc), dự án chỉnh trang các tuyến đường trung tâm (Đoàn Thị Điểm, Đặng Thái Thân, Lê Huân, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo...), Chỉnh trang công viên, điện chiếu sáng, các khu vực trung tâm; 5/Nâng cấp mở rộng đường Hà Nội; 6/Dự án di dời nghĩa địa khu vực Ngự Bình – Núi Bân; 7/Các dự án do KOICA tài trợ.
Thành phố quy hoạch lại không gian đô thị trung tâm, đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với mở rộng địa giới thành phố Huế; phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ; phối hợp với các ngành của Tỉnh; sự hỗ trợ của Bộ ngành- Trung ương để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chính của đô thị như: trục đường vành đai, cầu qua sông Hương, các tuyến đường kết nối với các đô thị vệ tinh (Hương Thủy, Hương Trà, Bình Điển…).
Tthành phố tập trung, tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển, hình thành, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực. Qua đó, thành phố tạo nên các điểm nhấn về không gian đô thị và dịch vụ để thu hút người dân và du khách, như: khu đi bộ đêm xung quanh Hoành thành Huế, các không gian ẩm thực ở khu vực bờ sông Hương…
Thành phố tiếp tục các đề án phát triển du lịch như triển khai mô hình thí điểm chợ đêm Đông Ba, triển khai phố đi bộ đường Lê Huân, khai thác không gian cảnh quan đường đi bộ bờ Bắc sông Hương kết hợp với tuyến đi bộ bờ Nam Sông Hương để tạo thành không gian đi bộ hoàn chỉnh cùng với chương trình phát triển du lịch, dịch vụ về đêm nhằm hấp dẫn và thu hút du khách.
Huế - thành phố văn hóa ASEAN, ngoài tập trung phát triển kinh tế - xã hội, còn kỳ vọng hoàn thành 2 mục tiêu đó là “thành phố không ma túy và không có trộm cướp”. Nhìn nhận của ông về 2 mục tiêu này?
Thực hiện Thông báo số 35-TB/TU ngày 30/11/2020 của thường trực Thành ủy liên quan đến ma túy, trộm cướp, UBND thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố và các đơn vị, địa phương xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động; phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Thành phố cương quyết triệt phá, triệt xóa các băng, ổ, nhóm tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động tố giác tội phạm; thường xuyên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…
Nhắm đến mục tiêu, xây dựng TP. Huế đến năm 2025 “không có ma túy, trộm cướp, trẻ em thất học; có con người sống văn hóa, nhân ái và thân thiện; có đô thị xanh, sạch, văn minh; có chính quyền gần gũi, thương yêu nhân dân; có kinh tế phát triển đột phá trên nền tảng kết hợp giá trị di sản, tri thức và hội nhập”.
Với mục tiêu “không ma túy, không có trộm cướp, không có trẻ em thất học” - sẽ tạo ra môi trường lành mạnh - “sạch”, văn minh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy hoạch, TP. Huế đang trên bước đường mở rộng, xin ông cho biết “phác thảo” quy mô của Huế trong tương lai?
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 649/QĐ-TTg ngày 6/5/2014. Theo đó, phạm vi quy hoạch bao gồm TP. Huế hiện hữu (70,99 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi của các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An và các xã lân cận); diện tích khoảng 348,54 km2.
Đồng thời, quy hoạch xác định tầm nhìn đến năm 2050 của TP. Huế cơ bản như sau.
Trước hết, phát triển TP. Huế thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là một trong 3 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”.
Xây dựng một đô thị lịch sử sống động với mục tiêu phát triển Huế trở thành đô thị sáng tạo văn hóa.
Nuôi dưỡng, phát triển ngành công nghiệp tri thức chất lượng cao để phát triển Huế trở thành đô thị công nghiệp tri thức.
Xây dựng đô thị thân thiện môi trường, hài hòa với thiên nhiên để phát triển Huế trở thành đô thị môi trường kiểu mẫu.
Trên cơ sở đề án, sẽ mở rộng TP. Huế theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2020 - 2025): Xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế hướng biển, theo trục cảnh quan 2 bờ sông Hương. Phạm vi đề xuất mở rộng gấp 5 lần hiện tại với tổng diện tích khoảng 348,54 km2, mở rộng địa giới hành chính, chuyển 13 xã, phường thuộc các huyện, thị xã sáp nhập vào TP. Huế. Theo đó, bao gồm các xã, phường, thị trấn: Thủy Bằng, Thủy Vân (TX. Hương Thủy), Hương Hồ, Hương An, Hương Thọ, Hương Vinh, Hương Phong, Hải Dương (TX. Hương Trà), Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thuận An (huyện Phú Vang)... Sau khi sáp nhập, TP. Huế sẽ có 40 xã, phường và tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh còn 36 xã, phường.
Giai đoạn 2 (2025 - 2030): Tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế và quy hoạch chung TP. Huế - đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó, vùng lõi đô thị, quy mô khoảng 348 km2, bao gồm TP. Huế mở rộng và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.
Hiện nay, đề án đã được Chính phủ thông qua và đang được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chúng ta hy vọng rằng, đề án sẽ sớm được Quốc Hội thông qua để triển khai thực hiện. TP. Huế cũng đang xây dựng các kế hoạch để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện đề án, sau khi được thông qua.
Người dân Huế, người Huế xa quê, người yêu Huế, cũng như dư luận xã hội rất vui mừng và phấn khởi với đề án mở rộng TP. Huế. Đề án góp phần nâng tầm vị thế, hình ảnh và quy mô của thành phố - đó là một Huế sôi động, hấp dẫn, sang trọng, luôn luôn mới bên cạnh việc gìn giữ và phát huy các giá trị xưa có.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trần Minh Tích (Thực hiện)
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM