Thanh Hóa nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn” về chỉ số PCI
Mặc dù quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lại liên tục giảm sâu. Vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn” về chỉ số này .
Thanh Hóa nỗ lực tháo gỡ “điểm nghẽn” về chỉ số PCI
Theo số liệu công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa đạt 63,21 điểm, đứng thứ 4 khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 47 cả nước.
Với kết quả này, đây là năm thứ 3 tỉnh Thanh Hóa liên tục bị giảm thứ hạng, từ vị trí thứ 24 năm 2019, xuống thứ 28 năm 2020, thứ 43 năm 2021 và thứ 47 vào năm 2022.
Trong 10 chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thanh Hóa, có tới 7 chỉ số giảm điểm so với năm 2021; trong đó có nhiều chỉ số thành phần có trọng số lớn bị giảm cả về điểm số và thứ hạng như chỉ số gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí không chính thức...
Theo tổng hợp của VCCI, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đánh giá về một số hạn chế trong chỉ số này như: doanh nghiệp phải hủy bỏ kế hoạch sản xuất, kinh doanh do khó khăn khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện là 28%, cao nhất cả nước (các tỉnh Trà Vinh, Ninh Thuận được đánh giá tốt chỉ có 4%); việc kê khai sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và đăng ký sử dụng hóa đơn được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký doanh nghiệp đạt tỷ lệ 17%, thuộc nhóm thấp cả nước (tỉnh Thừa Thiên Huế cao nhất là 93%); cán bộ tại bộ phận một cửa am hiểu chuyên môn đạt 41% (các tỉnh Nam Định, Kiên Giang, Điện Biên... đạt tỷ lệ cao nhất là 100%). Kết quả khảo sát trên, đã “kéo” thứ hạng chỉ số gia nhập thị trường giảm rất sâu so với những năm trước.
Với chỉ số tiếp cận đất đai, năm 2022 chỉ số này của tỉnh giảm 0,71 điểm, xếp thứ hạng 53/63 cả nước và giảm 27 bậc so với năm 2021. Đây là chỉ số thể hiện việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp dễ hay khó và tính ổn định trong quá trình sử dụng đất. Theo tổng hợp của VCCI, 71% doanh nghiệp được khảo sát năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã đánh giá thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất mất nhiều thời gian; 65% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai...
Về chỉ số tính minh bạch, năm 2022, chỉ số này cũng giảm 0,51 điểm và 21 bậc so với năm 2021. Chỉ số này đo lường nỗ lực của địa phương trong công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, đấu thầu và các phương tiện thông tin cung cấp các tài liệu cần thiết cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc chỉ số này thấp và giảm điểm so với các tỉnh, thành khác có thể vì một số nguyên nhân như: Việc cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh về bản đồ, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết 1/500, tài liệu ngân sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới, chính sách ưu đãi đầu tư và các văn bản pháp luật do tỉnh ban hành chưa được đầy đủ và kịp thời; chưa công khai và hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư phương pháp tra cứu khiến doanh nghiệp còn khó khăn trong tìm kiếm thông tin đầu tư; nhiều website của các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ thông tin mà doanh nghiệp, nhà đầu tư cần khai thác, tìm kiếm...
Mặc dù quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh liên tục tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lại liên tục giảm sâu. Kết quả này khiến các ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa không khỏi băn khoăn. Nhiều ý kiến cho rằng, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tham gia khảo sát chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1,06% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động), do đó có thể không đại diện hết và chưa phản ánh đầy đủ ý kiến của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả công bố vẫn là một căn cứ có tính tham khảo để Thanh Hóa nghiêm túc nhìn nhận rõ hơn về thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng điều hành kinh tế, từ đó tìm ra những phương hướng cải thiện hiệu quả.
Tỉnh Thanh Hóa nhận diện thấy nhiều khó khăn, thách thức trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp, cũng như nâng cao chỉ số PCI, đó là việc hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ; thiếu quỹ đất “sạch” để thu hút đầu tư; lao động tuy đông nhưng tay nghề chưa cao khiến v phải thực hiện đào tạo lại; một số cấp, ngành chưa thực sự năng động, quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp; tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao...
Do đó, tỉnh đang đẩy mạnh mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Hoài Thu
Tin mới
Thanh toán nợ tiền sử dụng đất
Việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất như thời điểm ông Mai Nam Lâm nêu tại câu hỏi thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 - Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ, sửa đổi Điều 16 - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, quy định về thu tiền sử dụng đất...
Yêu cầu 21 tỉnh, thành phố tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Ăn nấm xào, 5 người ở Hà Tĩnh bị ngộ độc
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, viện này vừa tiếp nhận, cấp cứu, điều trị cho 4 bệnh nhân ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê bị ngộ độc nghi do ăn nấm không rõ nguồn gốc.
Theo Bloomberg, Trung Quốc chi 104 tỷ USD cho các dự án hạ tầng vào Nga
Báo cáo của GAO nêu, Trung Quốc chi 104 tỷ USD cho các dự án hạ tầng vào Nga - cho thấy mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Liên danh ACC trúng gói thầu gần 6.400 tỉ đồng tại sân bay Long Thành
Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC) trúng gói thầu số 4.7 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách" gần 6.400 tỉ đồng tại sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai…
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới