Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh

Tỉnh thanh Hóa đang tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại, trong đó, kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các sản phẩm nông sản bán tại siêu thị trên địa bàn TP. Thanh Hóa
Các sản phẩm nông sản bán tại siêu thị trên địa bàn TP. Thanh Hóa

Tính đến đầu tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 398 chợ đang hoạt động, tăng 7 chợ so với năm 2022, trong đó, có 10 chợ hạng 1, 34 chợ hạng 2 và 354 chợ hạng 3.

Hiện nay, có 86 chợ do các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng và vận hành, quản lý, bảo đảm tự chi thường xuyên; 312 chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, hiện đang giao khoán thầu cho các tổ chức, cá nhân vận hành. Có 2 trung tâm thương mại, và 30 siêu thị; trong đó, có 13 siêu thị tổng hợp và 17 siêu thị chuyên kinh doanh các mặt hàng như giày dép, điện máy, đồ gỗ nội thất...

Hệ thống siêu thị bước đầu hoạt động có hiệu quả, người dân đã hình thành thói quen mua hàng tại các siêu thị. Việc phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ tương đối ổn định, sức mua của dân cư tăng, giá cả bình ổn, hàng hóa dồi dào, phong phú nguồn cung, đáp ứng tốt mọi nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Tuy nhiên, hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đồng bộ, hệ thống chợ, trung tâm thương mại, phát triển tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, trung tâm thành phố, thị trấn, trung tâm xã trong khi khu vực nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt.

Kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ tuy có bước phát triển nhưng số lượng, chất lượng còn hạn chế, chưa đạt tiêu chí về chợ trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Một số chợ tại khu vực nông thôn hiện đã xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số các chợ vẫn nghèo nàn, sơ sài và còn đang trong quá trình củng cố, nâng cấp từng bước.

Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng chợ, cũng như kêu gọi vốn xã hội hóa cũng gặp không ít khó khăn, nhất là khu vực nông thôn, miền núi thu nhập và sức mua của người dân không cao nên rất khó thu hút đầu tư nếu không có chính sách phù hợp, hấp dẫn... Việc triển khai chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ cũng không đồng đều.

Do đó, để phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, Sở Công Thương Thanh Hóa sẽ tham mưu UBND tỉnh:

Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại như: trung tâm thương mại,, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động...;

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ phù hợp với từng địa phương; tăng cường hỗ trợ vốn vay ưu đãi, liên kết thị trường và xúc tiến thương mại; huy động các nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ hấp dẫn để khuyến khích, thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn;

Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gắn với tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa cho người dân nông thôn; xây dựng quy chế hoạt động chung cho hệ thống các chợ; nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng. Kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm...

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt
14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt

Với tinh thần "tương thân tương ái", nhiều người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng các nhà xe trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, đồng lòng hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang thiết bị cần thiết và tổ chức các chuyến xe “0” đồng đưa hàng cứu trợ về vùng bão lũ...

Chủ dự án Stella Mega City có nợ phải trả hơn 15.400 tỷ đồng
Chủ dự án Stella Mega City có nợ phải trả hơn 15.400 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2024, Kita Invest báo lãi sau thuế tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ, song nợ phải trả cũng tăng mạnh lên 15.436 tỷ đồng.

Thành lập 4 sở chỉ huy nhằm ứng phó lũ tại huyện Xuân Trường, Nam Định
Thành lập 4 sở chỉ huy nhằm ứng phó lũ tại huyện Xuân Trường, Nam Định

UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 4236/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Chỉ huy tiền phương các tuyến đê trên địa bàn, nhằm ứng phó lũ.

Chứng khoán phiên sáng 12/9: Nỗ lực hồi phục
Chứng khoán phiên sáng 12/9: Nỗ lực hồi phục

Lực mua đang có phần chiếm ưu thế sau khi thị trường đã liên tiếp ba phiên giảm trước đó, nhưng sự dè dặt vẫn đang chiếm lĩnh tâm lý nhà đầu tư khiến các chỉ số chưa thể có thêm động lực để tăng tốc.

Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (12/9) tại thị trường trong nước biến động trái chiều với mặt hàng lúa, giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch chậm.

Đất đấu giá Phúc Thọ đạt 70 triệu đồng/m2, chuyên gia nói gì?
Đất đấu giá Phúc Thọ đạt 70 triệu đồng/m2, chuyên gia nói gì?

Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội chiều ngày 10/9, lô trúng cao nhất đạt gần 70 triệu đồng/m2, cao hơn gần 10 triệu đồng so với mức đỉnh cũ.