Thanh Hóa đang có cơ chế, chính sách hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP
Theo đó, chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện đang có 155 làng nghề với 25 nghề truyền thống, tỉnh này được đánh giá là một trong những địa phương giàu tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP.
Thời gian qua bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã phân bổ nguồn hỗ trợ của Trung ương cho các cơ sở sản xuất hoàn thiện tem nhãn, bao bì, xúc tiến thương mại. Cùng với đó, tỉnh cũng đã xây dựng 5 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Thanh Hóa và huyện Nga Sơn, nhằm quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP với mức từ 50-100 triệu/sản phẩm. Sau khi được công nhận, doanh thu tăng trưởng bình quân của các sản phẩm OCOP đạt trên 15%.
Việc phát triển mục tiêu tổng quát, tỉnh Thanh Hóa đang đặt ra cho giai đoạn 2020-2025 là có thêm 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; 100 sản phẩm từ 3-4 sao. Theo đó, việc hoàn thành ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Mặt khác, giúp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Đồng thời, thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Hoài Thu