Tháng 5 - Tháng vận động, triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân
Ngày 21/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội; trong đó chọn tháng 5 hằng năm là Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân.
Những năm qua, việc tổ chức Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia; đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm người dân, người lao động và người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.
Nhân Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2023, cùng tìm hiểu tổng quan về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Chính sách an toàn, tin cậy, thiết thực và ưu việt.
Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, giữ vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức, thực hiện, hoạt động vì mục đích an sinh xã hội, không vì lợi nhuận nhằm ổn định lâu dài đời sống người dân, người lao động; bảo đảm mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh (các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí…) và được khám chữa bệnh, hưởng quyền lợi các dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc… do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Bảo hiểm xã hội – Vì mục tiêu an sinh xã hội, không vì lợi nhuận
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng hoàn thiện, đồng bộ theo hướng gia tăng quyền, lợi ích của người tham gia, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế, góp phần bảo đảm tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân trước những biến cố, rủi ro, giúp bảo đảm an sinh xã hội. Với ý nghĩa đó, Luật Bảo hiểm xã hội đang tiếp tục được sửa đổi theo hướng mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; hoàn thiện quy định quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện với hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với người lao động mà còn cả với doanh nghiệp. Ngoài việc giúp người lao động ổn định cuộc sống ngay khi đang làm việc, chính sách bảo hiểm xã hội còn trợ giúp người lao động khi không còn khả năng lao động thông qua thụ hưởng 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Với doanh nghiệp, việc người lao động được tham gia chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ sẽ có thêm động lực giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh mà không phải lo lắng về nguồn lao động. Mặt khác, thực tế nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thì tiêu thức được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng là một quyền lợi quan trọng để thu hút được người lao động vào làm việc.
Chung mục tiêu với bảo hiểm xã hội bắt buộc để ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động ở khu vực phi chính thức được tham gia bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện đã đem lại lợi ích rất rõ, giúp tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi hết tuổi lao động.
Chế độ hưu trí trong chính sách bảo hiểm xã hội đang được thiết kế rất có lợi cho người lao động với mức hưởng đang cao hơn nhiều so với mức đóng góp. Mức hưởng lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để đảm bảo cuộc sống. Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 22 lần điều chỉnh lương hưu và trong các năm qua dù tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng lương hưu vẫn được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1/1/2022.
Bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Cùng với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… Luật Bảo hiểm y tế quy định tất cả người dân đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế và có phạm vi hưởng bảo hiểm y tế như nhau. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, người tham gia sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đầy đủ các chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Qua đó, bảo hiểm y tế đã giúp nhiều người có thẻ bảo hiểm y tế vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau bệnh tật. Không chỉ là giá trị vật chất, bảo hiểm y tế còn là điểm tựa tinh thần giúp nhiều người có động lực, niềm tin để chiến thắng bệnh tật.
Hiện nay, danh mục thuốc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế với hơn 1.000 hoạt chất, sinh phẩm tân dược và hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa dạng… người bệnh được chỉ định sử dụng dài ngày, có thuốc dùng suốt đời cho quá trình điều trị bệnh.
Ngoài các chi phí về thuốc, người tham gia bảo hiểm y tế còn được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế. Trong đó có các phẫu thuật, thủ thuật cao, chi phí lớn như: Phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật thay khớp, thay đĩa đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim… Đáng chú ý, một số loại vật tư y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong đó, đáng lưu ý, hiện nay, quỹ bảo hiểm y tế thực hiện chi trả chi phí điều trị cho tất cả các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: Tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn. Thời gian qua, nhiều người có thẻ bảo hiểm y tế bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhờ đó giúp nhiều người bệnh có thêm động lực, niềm tin tiếp tục điều trị bệnh, giúp nhiều gia đình không bị tái nghèo do không phải chi trả các khoản chi phí “khổng lồ” của việc khám chữa bệnh cho người thân.
Tạo “điểm tựa” an sinh vững chắc, người dân ngày càng tin tưởng, hài lòng
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương cùng sự nỗ lực, chủ động, trách nhiệm của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, những năm qua, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được thực hiện tốt trên phạm vi cả nước. Các kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định sâu sắc hơn giá trị nhân văn, ưu việt của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giúp Nhân dân và người lao động ngày càng yên tâm, tin tưởng, tích cực tham gia.
Theo đó, diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được mở rộng với 17,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tính hết năm 2022 (trong đó: Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 2,3 triệu người năm 1995 lên hơn 16 triệu người năm 2022, tăng trên 7,5 lần; Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 6 nghìn người năm 2008 lên gần 1,5 triệu người năm 2022, tăng 250 lần); Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên hơn 14,3 triệu người năm 2022, tăng gần 2,4 lần).
Người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp luôn được đảm bảo kịp thời. Kết quả, từ năm 1995 đến hết năm 2022, đã có khoảng hơn 136 triệu lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; từ năm 2010 đến hết năm 2022 có gần 8,7 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đến cuối năm 2022, tổng số người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của cả nước khoảng 3,3 triệu người.
Với những ý nghĩa thiết thực của chính sách bảo hiểm y tế, những năm qua, số người tham gia bảo hiểm y tế ở nước ta cũng có sự tăng trưởng nhanh và vượt mục tiêu đề ra. Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên hơn 91,1 triệu người năm 2022, tăng 12,8 lần, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số - cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân). Cùng với đó, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả cũng tăng cao. Từ năm 2003 đến 2022, có trên 2.368 triệu lượt người được đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực giúp hàng triệu người dân, người lao động ổn định cuộc sống, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Quốc hội, Chính phủ ban hành. Kết quả, các gói hỗ trợ từ các quỹ này với tổng số tiền trên 47,2 nghìn tỷ đồng đã được ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ nhanh gọn, chính xác đến tận tay người hưởng.
Bên cạnh đó, quỹ bảo hiểm y tế đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Có thể khẳng định, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Nhà nước bảo hộ và đã trở thành các quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Với vai trò quan trọng, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được đảm bảo ổn định, cân bằng, bền vững, nhờ đó người lao động và Nhân dân ngày càng yên tâm, tin tưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Là cơ quan tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng kể, toàn diện nhằm đảm bảo quyền lợi đầy đủ, kịp thời cho người tham gia và thụ hưởng chính sách.
Việt Anh
Tin mới
Các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam
Cựu Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh, các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việc nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã tăng thêm lòng tin, tăng thêm chiều sâu cho mối quan hệ và hai nước tiếp tục được hưởng lợi từ quyết định đó.
Lào Cai thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của mưa bão
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đến thời điểm 9h ngày 11/9/2024, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm 205 người chết, mất tích, bị thương; thiệt hại gần 7.500 nhà ở, khoảng 2.700 ha diện tích sản xuất nông nghiệp cùng nhiều thiệt hại khác về cơ sở hạ tầng…
Long An ban hành Quy chế quản lý Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
UBND tỉnh Long An đã có văn bản số 8963/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Long An.
Cứu sống 3 người trong một gia đình bị trôi dạt trên sông Hồng
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an tỉnh Nam Định vừa cứu vớt được 3 người trong một gia đình ở Hà Nam bị trôi dạt cùng 9 lồng cá trên sông Hồng.
Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ
Vào 15h chiều 11/9, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng thêm 1 cửa xả lũ. Trước đó, thuỷ điện Hoà Bình đã đóng toàn bộ các cửa xả vào lúc 12h...
Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10
Sáng 11/9, Ban Tổ chức Giải Cầu lông Báo Thanh Hóa mở rộng năm 2024 đã họp chuẩn bị cho giải.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường