Thái Nguyên: Tăng cường công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, thu nộp ngân sách gần 800 triệu đồng.
Đặc thù về thị trường xăng dầu của địa phương
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, nhu cầu về mặt hàng thiết yếu xăng dầu phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân là rất lớn.
Thái Nguyên là tỉnh trong nội địa cho nên không có tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới; tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm về điều kiện kinh doanh, kinh doanh xăng dầu không đảm bảo chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác để kinh doanh bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh xăng dầu hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như gây hậu quả đến kinh tế - xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hệ thống phân phối xăng dầu được thực hiện qua các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu đến các cửa hàng bán lẻ hoặc thông qua hình thức mua bán trực tiếp đến các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 02 thương nhân thực hiện ủy quyền theo thương nhân đầu mối, 04 thương nhân phân phối có trụ sở chính trên địa bàn và 192 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hệ thống xăng dầu được phân bố rộng khắp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã và đến các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh theo lộ trình phát triển quy hoạch hệ thống xăng dầu của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thương mại, phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giá và gian lận thương mại khác; phối hợp xử lý vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng, an toàn thực phẩm; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2021, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên luôn bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh Thái Nguyên; đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường tại văn bản số 346/TCQLTT-CNV ngày 01/3/2021 về việc tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu; văn bản số 1817/TCQLTT-CNV ngày 24/8/2021 về việc tăng cường phòng, chống buôn lậu và kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xăng dầu, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã kịp thời ban hành văn bản số 85/CQLTT-NVTH ngày 02/3/2021 về việc tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu và văn bản số 411/CQLTT-NVTH ngày 25/8/2021 về tăng cường kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Theo đó, đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc: Tăng cường công tác quản lý địa bàn, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, lấy mẫu giám định chất lượng, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ xăng dầu lưu thông trên thị trường; Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nắm chắc các hoạt động kinh doanh xăng dầu (địa điểm lưu kho, bồn chứa, địa điểm tồn trữ xăng dầu cũng như các chất dung môi dễ bị lợi dụng dùng để pha trộn với xăng dầu); tuyên truyền, vận động, ký cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với nội dung không kinh doanh xăng dầu nhập lậu, giả và kém chất lượng; phối hợp với cơ quan truyền thông tại các huyện, thành phố, thị xã làm nhiệm vụ tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ từ việc sử dụng xăng dầu nhập lậu, giả, kém chất lượng; tuyên truyền các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; Phát động quần chúng nhân dân, doanh nghiệp tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu; Công bố công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết, giám sát, tự bảo vệ quyền lợi.
Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát thị trường đã được các Đội Quản lý thị trường thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó cho thấy, nguồn cung mặt hàng này tại thị trường tỉnh tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, không có tình trạng đầu cơ găm hàng, đưa tin thất thiệt gây mất ổn định thị trường; giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu được thực hiện theo sự điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, các thương nhân thực hiện nghiêm việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết,… Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm pháp luật đã được kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong 09 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã tổ chức kiểm tra được 35 lượt vụ, trong đó xử lý 06 vụ về các hành vi: Kinh doanh xăng dầu khi giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực; thương nhân bán lẻ xăng dầu không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu; buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 720.842.449 đồng.
Trong thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu và chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu,… kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu lành mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Hoàng Thiệp
Tin mới
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường