Một điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan (Ảnh: AP)
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời các nhà chức trách xác nhận thông tin trên vào ngày 20/9. Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết kỹ thuật tiêm dưới da mà các bác sĩ đã khám phá trong tháng 8 có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nhấn mạnh rằng phương pháp mà các bác sĩ đã bắt đầu khám phá vào tháng trước, có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế.
Bác sĩ Chalermpong Sukonthaphon, Giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, cho biết bệnh viện của ông đã được bật đèn xanh để sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da từ ngày 17/9 vì các thử nghiệm cho thấy nó kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự như phương pháp tiêm thông thường. Điều đặc biệt là kỹ thuật này cũng giúp "tiết kiệm vaccine COVID-19".
"Một liều vaccine COVID-19 có thể được sử dụng để tiêm cho 5 người theo kỹ thuật tiêm dưới da", ông Chalermpong bổ sung với Reuters.
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết tính đến nay, mới chỉ có 21% trong tổng số 72 triệu người dân Thái Lan đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19. Thái Lan đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc và 15.000 trường hợp tử vong vì COVID-19, phần lớn là từ tháng 4 năm nay.
Theo báo 789 game tài xỉu đổi tiền that