Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tết Nhất thời số hóa - vui kiểu nào?

Theo các chuyên gia tâm lý, 3 ngày Tết Nguyên đán - là dịp để chúng ta thư giãn, nghỉ ngơi, vui bên những người thân gia đình. Thực tế, nhiều người bận bịu, lo chuẩn bị Tết cả tháng trời. Có không ít người thốt ra những lời đại loại như “sợ Tết”; “Tết – giống như một sự hành xác”…

Có nhiều người có góc nhìn tiến bộ - thời đại công ngệ 4.0; song cũng có không ít người còn bám đeo cái sự cổ hủ, lạc hậu - như là nó đã ăn vào máu!!!

Vì sao lại như vậy?

Nguyên nhân do đâu?

Chớ vội... ngất!!!

Trước hết đó là bởi, nhiều người vẫn giữ những nếp cũ – cho rằng, cả năm lao động vất vả, cật lực. Tết Nguyên đán là dịp để con cháu quần tụ, ăn uống, chúc tụng nhau. Ngày Tết phải được say sưa “mâm cao cỗ đầy” - thả hết lòng mình! Thành thử, 3 ngày Tết, 6 bữa cỗ, thắp hương tổ tiên – bê cả mâm cơm với đầy đủ các món đặc trưng của Tết: Gà, bánh chưng - “giò nem, ninh mọc”...

Mâm cỗ dọn ra, rồi lại cất đi, vì có mấy ai ăn? Giờ, không ít người ngại ăn vì sợ béo. Đến nhà nhau, chúc tụng vui, trò chuyện là chính; chứ không mấy khi dọn mâm ra. Mâm cỗ nếu có dọn ra, thì ai đó gắp chút thức ăn gọi là “phải nhẽ”. Mâm cỗ lại cất đi, bỏ vô tủ lạnh. Chiều, lại làm mâm cơm mới, thắp hương ông bà tổ tiên. Rõ vất vả, trong khi ăn uống chẳng bao nhiêu. Ấy rồi, mâm cỗ mới cũng bỏ vô tủ lạnh!

Trong những cuộc vui, ngày vui Tết, vất vả hơn cả là các bà, các mợ, nhất là những cô dâu trưởng, cô dâu trẻ. Thậm chí, tại không ít cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên làm đến 29 Tết. Ngày 30 Tết, có chị em tranh thủ đi gội cái đầu cũng khó, chưa nói đến việc tỉa tót - “làm mới dung nhan”! Người phụ nữ, trăm thứ bà giằn: Lo dọn dẹp, bày biện, làm mâm cỗ tất niên chiều 30...

Nhiều người sợ Tết là vậy!

Mua hoa đi - mệt lắm...

Đối với những người ở xa, về quê ăn Tết, đoàn tụ gia đình, cùng với bao chuyến xuôi ngược tàu xe – Bắc vô Nam, Nam ra Bắc, Trung ra Bắc, Bắc vào Trung..., gồng gánh đủ thứ lỉnh kỉnh, họ còn chịu không ít áp lực, nhất là về kinh tế.

Nhiều người, để có thể về quê ăn Tết, có khi phải lên kế hoạch từ đầu năm. Đưa cả gia đình (2 vợ chồng với 2 đứa con), về quê ăn Tết 3 – 5 ngày, không hề dễ dàng: Vé máy bay 2 chiều, tiền quà cáp, tiền lễ lạt, tiền mừng tuổi...

Có gia đình, do lâu lâu mới về, nhất lại là về ăn Tết với bố mẹ, anh chị em, lẽ ra có thể tính toán đơn giản, gọn nhẹ “liệu cơm gắp mắm”, thì “sỹ một chút có sao” – đi thăm hỏi, chúc tụng, mừng tuổi tưng bừng; ăn nhà người ta rồi lại mời người ta đến ăn nhà mình; ăn bữa gặp mặt rồi ăn bữa chia tay... Vừa tất niên xong, đã lại chuẩn bị hóa vàng...

Những người có điều kiện, thì nên về quê ăn Tết với gia đình. Bởi lẽ, đối với người Việt mình, thì Tết Nguyên đán, chính là Tết đoàn viên.

Gia đình nào, nếu thực sự khó khăn, một khi thấy quá vất vả, tốn kém mỗi khi về quê ăn Tết, có thể “cân đong” chút đỉnh, chứ đừng “gồng mình” quá sức, chen lấn, xô đẩy nơi bến xe, bến tàu, hàng hóa lưng đeo, tay xách, để rồi, không biết 3 ngày Tết, có thực sự vui hay rồi sau đó trở thành gánh nặng, cả năm làm trả nợ (có người còn ốm ra đó)? 

Chen nhau...

Đã đến lúc, chúng ta cần có cái nhìn mới: Tết – không nên hỏi nhau “ăn to không”; “gói nhiều bánh chưng không”... Tết thời hiện đại, hầu hết các gia đình được đoàn tụ, việc ăn uống nhỏ - to không còn quá quan trọng, bao nhiêu thì tùy. Mọi thức thịt lợn, thịt gà, cá, tôm, nem quấn sẵn, bánh chưng, giò... chất đầy tủ lạnh, không ăn đến, có thứ bị mốc phải bỏ đi, vô cùng lãng phí (giò để lâu trong tủ lạnh, không ai còn muốn ăn). Mồng 2 Tết, siêu thị, chợ truyền thống, chợ cóc, tiểu thương đã bán hàng thực phẩm, rau tươi, tích lũy làm gì?

Tết nay – làm sao để có thời gian vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em có điều kiện gần gụi, trò chuyện, chia sẻ. Làm sao giảm bớt những lễ lạt, ăn uống...; giảm bớt các cuộc thăm viếng, vì cả năm có điều kiện gặp nhau rồi.

Ngày Tết, sao lại cứ rồng rắn lên mây, nhà nọ đến nhà kia chúc nhau – những điều sáo rỗng? Ngày Tết nên giảm bớt những thứ phù phiếm, lãng phí... không cần thiết. Xưa nay, người Việt có câu “Vui như Tết”! Vậy thì, chúng ta phải làm cách nào để Tết thực sự vui?

Những ngày Tết, được nghỉ ngơi. Trước đó, có thể dọn dẹp ngăn lắp, sửa sang, quét lại vôi ve cho căn nhà sáng sủa, tạo không khí sáng – đẹp – vui trong gia đình. Việc ăn uống, chỉ nên như ngày thường. Một vài thứ “cúng cụ” như con gà, đĩa xôi, hộp mứt, gói bánh, lạng chè... chỉ nên mang tính nghi lễ.

Những gia đình nào, có kế hoạch từ trước, tập hợp được đông đủ, có thể tổ chức bữa ăn, vừa là nâng chén rượu đầu xuân, vừa là để chúc sức khỏe. Có gia đình, chỉ tổ chức bữa ăn đông đủ chiều 30, tại nhà bố mẹ, sau đó mồng Một, mồng Hai, nhà nào nhà nấy. Cũng có gia đình, có thể ngày “hóa vàng” – tập hợp bữa cơm “tiễn các cụ”...

Thời gian còn lại, các ông bố, bà mẹ trẻ có điều kiện đưa con nhỏ đi chơi đây đó, vào công viên, tới khu vui chơi, chụp ảnh, vui đùa...

Hoa đẹp...

Các bậc ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình, thay vì giữ nếp xưa cũ “ôi dào, các con, các cháu về đủ cả, làm vài mâm thịnh soạn”... cũng nên có cái nhìn mới, không nên quá phức tạp, câu lệ, dập khuôn theo nếp cũ.  

Thời nay, lớp trẻ tuổi 30 - 40, họ không nhất nhất cứ phải nghe theo lời cha mẹ. Con cái ngoan ngoãn – không có nghĩa cha mẹ bảo làm cái gì thì phải làm cái đó; không phải cứ chiều bố mẹ mà làm những việc mình cho là quá tốn kém, mất nhiều thời gian vô ích, không cần thiết. Chẳng hạn, cánh trẻ - có thể góp ý với cha mẹ, rằng: “Bây giờ khác ngày trước, không cần sắm sửa quá nhiều, quá cầu kỳ, làm cỗ to làm gì”; “Mồng Một thế này rồi, mồng Hai thế kia, bày vẽ, vừa tốn kém, vừa mất công bê ra bê vào cất tủ lạnh, lãng phí, rồi cũng phải bỏ”...

Thời công nghệ hiện đại, công nghệ số, có thể có những người, vì khoảng cách xa xôi, không có điều kiện về ăn Tết cùng gia đình, hoàn toàn có thể nhìn thấy mặt nhau, chứng kiến những hình ảnh cha mẹ, con cái ăn Tết ra sao. Thực cảm thấy xa mà như gần, quan trọng là tình cảm, không quá nặng nề cái gọi “rồng rắn lên mây về đoàn tụ gia đình” mới là hiếu thảo.

Càng về sau, nói đến cái sự ăn uống, nhiều người càng cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, thay vào đó bởi “đi chơi Tết”. Gặp nhau, hỏi “năm nay, Tết - nhà cậu đi đâu không”. Có rất nhiều đôi vợ chồng trẻ tự hào khoe với nhau rằng “nhà mình đón Tết trên cao nguyên đá Hà Giang”; “nhà mình đi chơi Phú Quốc cho ấm áp”. Không ít gia đình, Tết là một chuyến đi du lịch nước ngoài...

Xuân Phong

Bài liên quan

Tin mới

Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế

Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.

Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi

Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.

Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép

Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.