Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng: Bài toán nợ xấu VAMC và vốn ODA “đội” phí
Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền
THCL Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn, nó mới chỉ chuyển tạm thời từ hệ thống NH sang VAMC; các khoản vốn ODA không còn là những khoản vốn giá rẻ như trước đây, thậm chí vay ODA còn đội phí cao hơn chi phí vay trong nước…
Đó là những vấn đề nóng - được đưa ra thảo luận tại Quốc hội về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng mới đây.
Nợ xấu của nền kinh tế chưa giảm
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, chúng ta phải đánh giá quá trình tái cơ cấu thời gian qua để có thêm bài học kinh nghiệm. Như việc chúng ta xử lý nợ xấu vừa qua, Đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng triển khai từ năm 2012 đến nay, việc thành lập VAMC để xử lý nợ xấu và thời điểm đó, việc chuyển nợ xấu sang VAMC là hợp lý.
Cần phải nhìn thẳng vào sự thật đó là việc chuyển nợ xấu sang VAMC chỉ là giải pháp tạm thời, đến thời điểm này nên có giải pháp thực chất. Nhưng tạm thời lúc đó đã có hiệu quả, dư nợ tín dụng từ năm 2012 là 9%, đã lên 18% vào năm 2015. Việc đưa nợ xấu sang VAMC đã khơi thông tín dụng, giúp kinh tế tăng trưởng từ 6,2%, lên 6,68% năm 2015. Nợ xấu trong hệ thống NH đã giảm, nhưng nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn, nó mới chỉ chuyển tạm thời từ hệ thống NH sang VAMC. Nay phải giải quyết thiết thực, bền vững thì mới đảm bảo sự ổn định của hệ thống NH, tăng trưởng kinh tế bền vững.
Câu hỏi đặt ra: Chúng ta giải quyết ra sao, bằng tiền hay giải pháp nào? Theo đó, chúng ta đã dùng giải pháp chuyển sang VAMC để tạm thời quản lý nên nói nợ xấu hệ thống NH giảm là đúng, nhưng nợ xấu của nền kinh tế chưa giảm vì nằm ở VAMC.
Chính vì vậy, giờ phải tính đến việc xử lý nợ xấu mà VAMC đang tạm giữ hộ cho NHTM. NH đã trích dự phòng, nhưng họ trích bao nhiêu thì chưa có báo cáo. “Theo tôi, cần phải có báo cáo chi tiết để xem mỗi năm trích 20% dự phòng cho nợ xấu ở VAMC thì NH có trích nổi hay không, từ đó mới nhìn nhận được bản chất của việc xử lý nợ xấu”, ông Ngân nêu.
Cũng theo ông Ngân, hiện tại dù NH rất quyết tâm xử lý, nhưng xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có cơ chế, pháp lý..., nếu theo trình tự thông thường thì quá trình xử lý rất chậm, vì vậy, cần có cơ chế liên bộ.
Rủi ro lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và các NHTM gắn với xử lý nợ xấu, theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, ngoài xử lý nợ xấu thì việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM và các tổ chức tín dụng phải được chú trọng.
Hiện nay, các NHTM nhà nước chiếm thị phần cho vay trên 55%/tổng số. Nếu loại trừ việc cấp vốn tín dụng cho các tập đoàn và các DN nước ngoài thì cơ bản 55% này đã gần như bao phủ gần hết - chiếm 80,90% nhu cầu vốn của các DN trong nước, trong khi hiện nay các NHTM vốn tự có và vốn điều lệ rất thấp so với quy mô của 1 NH trung bình trong khu vực.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, với quy mô tổng tài sản của 1 NH, chẳng hạn như NHTM CP Công thương hiện nay chiếm hơn 900.000 tỷ đồng, mặc dù, vốn tự có của NH này lớn nhất trong các NHTM hiện nay, cũng chỉ mới có hơn 37.000 tỷ (tương đương hơn 1 tỷ USD). Trong khi với quy mô tổng tài sản hơn 900.000 tỷ ở nước ngoài thì 1 NH khu vực, họ đã sở hữu 5 tỷ USD hoặc thấp nhất là 3,5 tỷ USD, tức là từ 70.000 – 100.000 tỷ đồng. Cứ 1 đồng vốn của NHTM, đồng nghĩa với việc chúng ta cho vay được 10 đồng.
Hiện nay, nguồn lực về tiền để hỗ trợ cho DN, người dân kinh doanh chủ yếu từ NH. Theo thông lệ thế giới, nguồn vốn NH ở các nước chủ yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, còn tất cả các đầu tư dự án mang tính chất trung và dài hạn từ 3 - 5 năm và hơn nữa thì chủ yếu huy động từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Thế nhưng, tại Việt Nam, thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa phát triển nên tất cả các hệ thống NH phải tập trung vừa cho vay ngắn hạn vừa cho vay trung và dài hạn.
“Tình trạng chung của các NH hiện nay, huy động vốn trung và dài hạn trong dân chỉ chiếm hơn 10%, NH nào cao thì được 15%, chúng ta lấy nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn – sẽ là rủi ro vô cùng lớn đối với hệ thống NH”, ông Thắng nhấn mạnh.
ODA không còn là vốn giá rẻ
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng: Thời gian gần đây, ODA không còn là những khoản vốn giá rẻ như trước đây nữa, bởi đã hết những khoản vay không hoàn lại... và nếu có thì cũng chỉ là những khoản ODA lãi suất thấp hoặc khá thấp. Nó có thể chia theo 2 dạng: Một là, lãi suất ngoại tỷ 2 - 3% trong kỳ hạn vay 5 năm hay 10 năm đây cũng không còn là mức lãi suất hấp dẫn; Hai là, chúng ta mất rất nhiều chi phí gián tiếp lớn để lấy được nguồn ODA.
Ông Thắng phân tích: Khi vay một khoản, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện những cam kết của nhà tài trợ trong đó như việc lựa chọn nhà thầu thi công các công trình hay việc trả lương các chuyên gia… Đây cũng chính là “giá” của khoản vay. Nếu tính tổng phí ra, cộng trừ tất cả các khoản thì thậm chí chi phí còn đội cao hơn cả vay trong nước.
Đó là lý do vì sao trong thời gian qua nhiều dự án đem ra kêu gọi các tổ chức tín dụng quốc tế, người ta vào lật lên, lật xuống đưa ra rất nhiều điều kiện và cuối cùng cũng rút, trong khi chúng ta không vay được. Nếu như các DN tính sòng phẳng ra thì hầu hết chi phí đều rất cao, cao hơn cả lãi vay NH trong nước. Trong những trường hợp đó, các NH trong nước phải đứng ra để thu xếp vốn cho các DN này, quá trình triển khai so sánh thì thấy chi phí vay trong nước còn thấp hơn.
Bên cạnh đó, theo ông Thắng, rất nhiều dự án hoàn toàn nguồn lực trong nước có thể làm được thì chúng ta lại tập trung nhiều vào việc kêu gọi các DN nước ngoài, đổi lại, chúng ta phải trả giá rất lớn liên quan tới môi trường và rất nhiều vấn đề khác.
“Trong quá trình hoạt động cho vay, chúng tôi nhận thấy, trong nước có rất nhiều DN đang làm rất tốt và có thể phát triển được. Do đó, chúng ta nên cố gắng tập trung để hỗ trợ các DN và người dân để họ hoạt động hiệu quả”, ông Thắng nhấn mạnh.
Kiều Tuyết
Tin mới
“Bom tấn” tháng 9: VinFast gây sốt với ưu đãi lên tới 217 triệu đồng
Thị trường ô tô những tháng cuối năm dự báo sẽ là “sân khấu” riêng của VinFast khi hãng xe Việt đang áp dụng chính sách “khủng” - ưu đãi tặng thêm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe VF 6, VF 7, VF 8, VF 9, đi kèm ưu đãi riêng cho từng sản phẩm. Đặc biệt, hãng xe Việt cho khách hàng lựa chọn nhận quyền lợi hoặc quy đổi hết sang tiền mặt để “chốt” xe với ưu đãi tới cả trăm triệu đồng.
Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng cuối năm theo hướng nào?
Theo Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 28/8, tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt từ 80% chỉ tiêu, sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng.
Thanh Hóa: Đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp về việc sạt lở tại Trường THCS xã Lâm Phú
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thanh Hóa vừa kiểm tra công trình nhà lớp học 2 tầng 8 phòng học và các công trình phụ trợ Trường THCS xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3.
Nghệ An: Vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc và Châu Thắng (Quế Phong)
Hồi 8h17 phút sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh nhận được Thông báo số 09 ngày 19/9 của Công ty CP Thủy điện Quế Phong về việc vận hành xả nước hồ chứa thủy điện Bản Cốc do lưu lượng về hồ có xu hướng tăng...
Nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thua lỗ, cú “đảo chiều” bao giờ mới diễn ra?
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nửa đầu năm 2024 vẫn chưa ghi nhận chuyển biến rõ rệt. Sự trầm lắng gần như vẫn bao phủ thị trường, đặc biệt khi nhiều chủ đầu tư vẫn báo lỗ.
Công an tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND
Sáng 19/9, Công an tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại giữa Công an tỉnh với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Công an cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) và phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025); 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025).
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9