Quảng cáo thái quá, giá thành và chất lượng sản phẩm thương hiệu Nhất Nhất có đồng nhất?
Đây là bài thứ hai, Thương hiệu & Công luận đề cập đến thương hiệu Nhất Nhất và sản phẩm Hoạt huyết Nhất nhất. Câu hỏi đặt ra là giá thành sản phẩm của Nhất Nhất có tương xứng với giá trị chất lượng sản phẩm mà họ đang bán hay không?
LTS: Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…
Tạp chí Thương hiệu và Công luận luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng trốn thuế nhà nước… nên luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Liên quan tới công tác phòng, chống gian lận thương mại, thời gian vừa qua, Bộ Y tế và Cục ATTP đã ban hành nhiều văn bản, quyết định nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và ghi nhận của Thương hiệu & Công luận, tình trạng quảng cáo không đúng công dụng được cấp phép, quảng cáo gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh vẫn còn diễn ra.
Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã có phản ánh về những vấn đề còn tồn tại của Công ty TNHH Nhất Nhất lạm dụng thương hiệu, tự ý thay đổi nghiệm thu của Bộ Y tế để quảng cáo đã gây không ít hiểu nhầm về công dụng. Bài viết: “Thương hiệu Nhất Nhất có đang vi phạm về Luật Quảng cáo?”
Những năm gần đây, thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) tại Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp phân phối TPCN đã cố tình làm ăn chụp giật, coi lợi nhuận là trên hết, có hành vi lừa dối người tiêu dùng, cố tình quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm như" thần dược", như thuốc trị bệnh, khiến nhiều người mua phải sản phẩm kém chất lượng, thậm chí độc hại cho sức khỏe, tiền mất tật mang và dư luận hết sức bức xúc.
Chính việc quảng cáo quá mức và tần suất xuất hiện liên tục, cũng như sự lập lờ tên gọi, bao bì sản phẩm giữa TPCN và thuốc chữa bệnh đã tác động không nhỏ tới ý thức của người tiêu dùng khiến nhiều người hiểu lầm, sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua TPCN sử dụng thường xuyên, nhưng đổi lại là “tiền mất tật mang”
Quá nhiều sản phẩm Nhất Nhất được quảng cáo
Công ty TT Nhất Nhất (5nhatnhat.com) được giới thiệu là thành viên mới nhất của Nhất Nhất Group. Với lời ngỏ: “Thương mại điện tử phát triển như vũ bão, làm thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng. Đó là lý do năm 2019, Nhất Nhất Group thành lập Công ty Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất, chính thức ra mắt Trang thương mại điện tử (TMĐT) 5nhatnhat.com.
Trang TMĐT 5nhatnhat.com cung cấp đến khách hàng dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất thông qua hình thức mua bán Online. Bạn sẽ được phục vụ mọi lúc, mọi nơi với dịch vụ mua sắm hiện đại, an toàn, đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Với việc mở rộng kinh doanh dược phẩm sang mua bán Online, Nhất Nhất Group sẽ sớm trở thành đơn vị dẫn đầu trên thị trường thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.”
Thực tế hoạt động của họ đã khác với lời tự giới thiệu. Chúng ta cùng tìm hiểu.
"Thần thánh hóa" công dụng của viên giải rượu
Khyến cáo từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, việc tiêu thụ bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Rượu đã được chứng minh là trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và tham gia vào quá trình làm thay đổi cấu trúc DNA.
Rượu cũng làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa trong máu như giảm vitamin A, E, sắt và một số vitamin B bao gồm axit folic và thiamine, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú, khoang miệng, phổi, thực quản, dạ dày, gan, trực tràng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu cũng làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư lên 5,8%.
Gan là cơ quan chính của quá trình chuyển hóa ethanol nên gan có mức độ tổn thương mô lớn nhất do uống nhiều rượu. Uống rượu quá mức và lâu ngày tạo ra một loạt tổn thương gan, đặc trưng nhất là nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Khi uống > 40g rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp và mãn tính. Cơ chế là do bia, rượu làm rối loạn quá trình bài tiết enzym tụy, các enzyme bị hoạt hóa và thực hiện chức năng ngay khi còn ở trong tụy, gây ra viêm tụy. Ngoài ra, uống rượu cũng tăng nguy cơ sỏi mật có triệu chứng. Đây cũng là 1 trong những nguy cơ gây viêm tụy. Việc tiếp tục uống rượu, ngay cả uống với liều lượng thấp sau khi bệnh gan hoặc tụy khởi phát, sẽ làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp lên đến 7%. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa uống rượu và bệnh thiếu máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim sung huyết, là cầu nối giữa bệnh tăng huyết áp và bệnh tim. Uống nhiều rượu làm suy yếu cơ tim, được gọi là bệnh cơ tim do rượu, là nguyên nhân gây ra 25997 ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2015. Ngoài ra, khi sử dụng rượu sẽ gây ra các bệnh bao gồm, bệnh tâm thần kinh, tiểu đường, gout, viêm dạ dày,...
Bên cạnh nguy cơ bệnh tật ảnh hưởng đến người uống, uống rượu còn có thể gây thương tích vô ý và cố ý ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cả người uống và người khác, gây ảnh hưởng đến xã hội. Tóm lại, việc sử dụng rượu và đồ uống có cồn cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cũng như tiền sử bệnh. Cũng cần lưu ý lựa chọn loại đồ uống chứa cồn, nguồn gốc và liều lượng hợp lý để tránh mang lại tác hại cho cơ thể.
Ngoài việc hạn chế uống rượu, người tiêu dùng trong trường hợp "bất khả kháng" phải dùng rượu thường tìm đến các sản phẩm có chức năng giải rượu, giảm tình trạng say rượu. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho ra đời các sản phẩm có công dụng giải rượu, hạn chế ảnh hưởng xấu của rượu tới sức khoẻ con người.
Trên mạng xã hội thời gian qua, sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 (còn gọi với tên Viên Giải Rượu Ngự Y Mật Phương 23 hay Viên nén Nhất Nhất 23 - Giải rượu) được quảng cáo vô cùng rầm rộ với nhiều thông tin khiến người tiêu dùng hoang mang.
Được biết, sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất là sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, thuộc Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất. Đơn vị phân phối sản phẩm này là Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất, địa chỉ tại số 24, ngõ 22 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Công ty này do bà Nguyễn Yến Linh làm đại diện pháp luật.
Cụ thể, trên mạng Facebook và một số website, sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 được quảng cáo có công dụng "Làm giảm, làm hết các triệu chứng say rượu như: Khô miệng, khát nước, ói mửa, đau nhức cơ, không kiểm soát được hành động…; Bổ gan, mát gan tăng cường chức năng giải độc, chuyển hóa lượng cồn trong gan và cơ thể; Phục hồi chức năng gan, giải độc, chống oxy hóa, ngăn ngừa mỡ bám trên gan; Hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm gan vì uống nhiều bia rượu; Chống lại các biểu hiện dị ứng bia, rượu: mặt đỏ ngầu, tim đập nhanh, ngứa miệng, mắt, nghẹt mũi, khó thở, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa".
Trong khi đó, theo nội dung giấy phép quảng cáo sản phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp cho sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 thì sản phẩm này chỉ có công dụng là "Hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết. Hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, tiêu hoá kém do chức năng gan suy giảm, dùng nhiều bia rượu, thuốc có hại tới viêm gan".
Như vậy, nếu đối chiếu nội dung quảng cáo trên có thể thấy, những thông tin trên trang Facebook quảng cáo sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 có công dụng "làm hết triệu chứng say rượu, chống oxy hoá, ngăn ngừa mỡ bám trên gan" hay "hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm gan" là sai sự thật, không đúng với nội dung đã được cơ quan chức năng phê duyệt và công dụng thực tế của sản phẩm.
Chưa dừng lại ở việc "vẽ" thêm nhiều công dụng không đúng như cấp phép, một số trang mạng xã hội còn đẩy sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 là "số 1 Việt Nam". Tuy nhiên, trên thực tế không có cơ sở hay căn cứ nào theo quy định pháp luật về việc sản phẩm được công nhận là "số 1 Việt Nam”.
Theo Luật sư Nguyễn Sỹ Hoàng, Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý Hà Nội, việc doanh nghiệp quảng cáo dịch vụ số 1 Việt Nam mà không có văn bản, giấy tờ chứng minh theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo.
Cụ thể: Khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh là hành vi bị cấm. Khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định hành vi quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
Việc sản phẩm không có tài liệu hợp pháp chứng minh về chất lượng “số một” mà tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình quảng cáo gian dối để lừa gạt người tiêu dùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể: Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cấm làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Đừng lấy lý do có viên hỗ trợ giải rượu mà "cố xúy" cho việc uống nhiều rượu
Trên thực tế, nhiều chuyên gia và bác sĩ đã khuyến cáo người dân không nên lạm dụng, sử dụng nhiều rượu bởi nó có tác hại đối với sức khoẻ. Thậm chí, Quốc hội cũng đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tuy nhiên, đối với sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23, có trang mạng xã hội quảng cáo sản phẩm có thể khiến người say rượu tỉnh táo sau 4-5 giờ đồng hồ, thậm chí "bất bại" trên bàn nhậu, không gián đoạn cuộc nhậu. Những thông tin quảng cáo như thế này liệu có khiến người tiêu dùng chủ quan trước tác hại của rượu bia?
Có thể thấy, mặc dù sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23 đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo với một số công dụng, chất lượng nhất định. Tuy nhiên, trên mạng xã hội thời gian qua, nhiều thông tin sai sự thật về công dụng, chất lượng sản phẩm đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất có chịu trách nhiệm?
Có thể thấy, mặc dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng những sản phẩm như Hoạt huyết Nhất Nhất, Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23... lại được quảng cáo có nhiều công dụng giống với thuốc chữa bệnh, rất dễ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm.
Trong khi đó, trên thực tế, chiểu theo mục b, khoản 3 và Điều 3, khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm cũng quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.
Ngoài ra, khoản 15, Điều 6, Luật Dược 105/2016/QH13 quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Trước thực trạng trên, người tiêu dùng không khỏi thắc mắc về việc tại sao các sản phẩm do Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất lại có thể quảng cáo sai sự thật, sai so với công dụng, chất lượng thực sự đã được cơ quan y tế cấp phép? Liệu các sản phẩm có công dụng hỗ trợ người mắc Covid và hậu Covid như đã quảng cáo hay không? Những website có nội dung quảng cáo sai sự thật có phải do Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất lập ra và điều hành? Nếu sử dụng sản phẩm mà chất lượng không như quảng cáo, Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất có chịu trách nhiệm? Những trang này có phải do Công ty TNHH Phân phối Trực tuyến Nhất Nhất (đơn vị phân phối sản phẩm) hay nhân viên công ty này lập ra để quảng cáo cho sản phẩm hay không? Nếu người tiêu dùng vì tin vào quảng cáo sai sự thật mà mua sản phẩm Viên Giải Rượu Nhất Nhất 23, nguồn lợi thu từ việc bán sản phẩm cuối cùng sẽ về tay cá nhân hay đơn vị nào?
Tạp chí Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Lê Pháp
Tin mới
Hải Phòng: Hỗ trợ đưa hơn 100 người dân sinh sống tại khu vực đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn
Trong 2 ngày 10 và 11/9, Công an quận Lê Chân phối hợp với UBND các phường Vĩnh Niệm, Nghĩa Xá cùng các lực lượng địa phương đã khẩn trương di dời hơn 100 dân đang sinh sống tại khu vực ven đê sông Lạch Tray đến nơi an toàn để phòng, chống ngập lụt do ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng lưu và ảnh hưởng triều cường, mưa lũ sau bão số 3 trên địa bàn quận Lê Chân.
Cập nhật thông tin về ảnh hưởng của bão số 3 đến vận hành và cấp điện tính đến sáng 12/9
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông tin cập nhật lúc 10h ngày 12/9 về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đến vận hành và cung cấp điện.
Hai trường hợp bị phạt hành chính do không chịu sơ tán đến nơi an toàn
Ngày 11/9, Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết đã ra quyết định xử phạt 2 công dân không chấp hành quy định của pháp luật về thiên tai.
Cảnh báo Fanpage giả mạo để lừa đảo
Trước những ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là sau sự cố cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu, nhiều trang Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao đang kêu gọi ủng hộ vào tài khoản ngân hàng có tên của cá nhân là: Trang Thanh Lan. Do vậy, người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân trên trang fanpage giả mạo.
Theo South China Morning Post, Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới
Bài viết cho rằng, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 9/2024 - cuộc họp của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh - lại diễn ra trên nền tảng của một trật tự thế giới nhiều khủng hoảng. Và, Đông Nam Á đang 'vá lại những vết nứt' của trật tự thế giới.
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 phải di dời bệnh nhân do bị ngập
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 (phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) bị ngập. Sở Y tế Hà Nội đã huy động Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thận Hà Nội hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân của bệnh viện này.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào