Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đồng bộ các giải pháp và nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương
Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Những chính sách căn cơ, mục tiêu rõ ràng
Năng lượng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính vì vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng khâu cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng trong chính sách phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và an ninh năng lượng quốc gia nói chung, coi đó là một thành tố chủ chốt trong phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.
Các nội dung và mục tiêu về phát triển, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu qủa đã được nêu rõ trong nhiều văn bản như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ ngày 2/10/2020 ban hành Chương trình hành động thực hiên nghị quyết số 55 NQ/TW; Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/3/2019 về Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030.
Mục tiêu đặt ra là phải tiết kiệm từ 8 - 10% lượng năng lượng cần thiết để phát triển đất nước theo kịch bản phát triển bình thường, tương đương với khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi. Và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi, thói quen của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vì sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.
Trên thực tế, từ nhiều năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể từ tư vấn xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, công nghệ đến đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, giai đoạn 2006 – 2015, Việt Nam tiết kiệm khoảng 16 triệu tấn dầu quy đổi (TOE – tons of oil equivalent) tương đương với khoảng 103,7 tỷ kWh điện.
Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam. Đơn cử như trong khối các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều lĩnh vực có mức thâm dụng năng lượng lớn như hóa chất, vật liệu xây dựng (xi măng, gốm sứ…) luyện kim (sản xuất gang, thép…), giấy và bột giấy… Chi phí năng lượng đối với nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp đang sử dụng những máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, không hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng bên cạnh việc hạn chế về năng lực tài chính để có thể chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật, thay thế thiết bị dây chuyền cũ, lạc hậu bằng dây chuyền mới hiệu quả về mặt năng lượng hơn.
Cần sự đồng hành vào cuộc của các địa phương
Theo Tiến sĩ Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương, để tổ chức thực hiện được mục tiêu tiết kiệm từ 8 – 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, sự vào cuộc của Chính quyền các cấp ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp) có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định.
Tại Quyết định số 280/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, trong đó nêu rõ lộ trình, mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thẩm quyền; bố trí kinh phí thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và khen thưởng đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; Chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các nội dung Chương trình thuộc nhiệm vụ do địa phương quản lý.
Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được nêu ra và được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai thực hiện khá rõ ràng. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào việc triển khai, cụ thể hoá của các địa phương phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế của từng địa phương.
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia, cần phải căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương để giao kế hoạch (phân bổ) cụ thể và gắn trách nhiệm của người đứng đầu.
Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương về khả năng phân bổ mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng cho các địa phương của Việt Nam cho thấy, 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có thể chia thành 7 nhóm địa phương với mục tiêu tiết kiệm năng lượng khác nhau căn cứ vào đặc điểm tương đồng về tiềm năng tiết kiệm năng lượng, cơ cấu kinh tế, đặc điểm dân cư... Như vậy, về mặt khoa học, chúng ta có thể phân bổ mục tiêu tiết kiệm 8 – 10% của cả nước cho từng địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương cùng với các địa phương xác định mục tiêu hàng năm và giai đoạn cho từng tỉnh, thành phố và gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đối với việc đảm bảo thực hiện mục tiêu đã được thống nhất xác định.
Đồng bộ các giải pháp
Để đạt được mục tiêu này, Tiến sĩ Phương Hoàng Kim cho rằng cần thực hiện song song nhiều giải pháp. Cụ thể, giải pháp về cải thiện hành vi sử dụng điện/năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi sử dụng điện/năng lượng đối với từng nhóm đối tượng cụ thể với nhiều hình thức khác nhau như người lao động, cộng đồng dân cư, khách du lịch, học sinh – sinh viên…và với sự vào cuộc của nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội.
Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức triển khai các quy tắc xã hội/cộng đồng, nội quy, quy định về hành vi sử dụng điện/năng lượng trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…; Tổ chức công bố rộng rãi định kỳ kết quả thực hiện tiết kiệm điện/năng lượng của các tổ chức, đơn vị trực thuộc. Đồng thời xây dựng và tuyên truyền lối sống tiết kiệm điện/năng lượng đến hộ gia đình, phát động phong trào gia đình tiết kiệm điện tại khu dân cư.
Về các giải pháp công nghệ - kỹ thuật phục vụ tiết kiệm điện/năng lượng, ông Kim đề xuất cần xây dựng và lồng ghép triển khai chương trình tài trợ cho các nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện/năng lượng vào chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ của địa phương; Phát động phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp; Có cơ chế, khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lựa chọn, ứng dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thiết bị, vật liệu, nguyên liệu đầu vào... có hiệu quả sử dụng năng lượng cao, tiết kiệm điện khi cải tạo, mở rộng, đầu tư mới, chuyển đổi công năng. Có cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng hiệu quả; Yêu cầu về mua sắm trang thiết bị có hiệu suất sử dụng điện/năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng…đối với nguồn vốn từ ngân sách.
Đối với khối doanh nghiệp, cần xây dựng và vận hành quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quỹ sẽ là nơi cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi, thủ tục thông thoáng nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường; Mở rộng quy định pháp luật liên quan đến việc quy định định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh; Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng.
Minh Anh
Tin mới
Hà Tĩnh: Kịp thời cứu 2 ngư dân bị chìm tàu trên biển
Lực lượng chức năng và ngư dân địa phương vừa kịp thời ứng cứu thành công 2 ngư dân gặp nạn trên vùng biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Chứng khoán phiên sáng 23/9: Áp lực bán gia tăng, thị trường đảo chiều giảm
Trong khi lực cầu tỏ ra thận trọng hơn khi thị trường đã trải qua 4 phiên tăng liên tiếp, áp lực bán đang có dấu hiệu gia tăng đã khiến VN-Index đảo chiều giảm. Nhóm bank - chứng - thép vẫn là tâm điểm hút dòng tiền.
Chiến lược đào tạo “Real Golf Coaching On A Real Course” của Học viện Golf Jack Nicklaus chính thức triển khai
Nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày khai trương Legend Hill Country Club (Sóc Sơn, Hà Nội), BRG Golf, đơn vị vận hành độc quyền Học viện Golf Jack Nicklaus tại Việt Nam đã chính thức khai trương cơ sở tiếp theo của Học viện tại sân golf này.
Người lao động không thể tự chốt bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khánh thành Dự án cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai kết nối TP. Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai).
Công an Hà Nội giúp đỡ đồng bào và công an các tỉnh gặp khó khăn do bão lũ
Với tinh thần "tương thân, tương ái", trong các ngày 20 và 22/9, Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức 2 đoàn công tác trực tiếp đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và trao tặng kinh phí ủng hộ với số tiền 1,1 tỷ đồng...
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững