Sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu trong hội nhập: Những yêu cầu bắt buộc
THCL Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giớ
THCL Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, yêu cầu về sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu đối với DN Việt Nam càng cần kíp hơn bao giờ hết.
Xâm phạm nghiêm trọng SHTT
Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi lớn, vì thế, các DN cần đón bắt thời cơ để vượt lên, tự khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Đồng thời, có không ít thách thức DN cần phải vượt qua, nhiều điểm DN cần xem xét một cách thấu đáo để có những giải pháp thích hợp.
Một trong những thách thức đó là lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) về hàng hóa dịch vụ khi tham gia vào các hiệp định quốc tế. Tại Việt Nam, việc xâm phạm SHTT, nhất là sản xuất và kinh doanh hàng giả ở thị trường nội địa ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi với những vụ việc nghiêm trọng.
Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, năm 2014, đã phát hiện và xử lý 17.396 vụ vi phạm về hàng giả, kém chất lượng, hàng xâm phạm SHTT, tịch thu hàng hóa trị giá 36 tỷ đồng, xử phạt 50 tỷ đồng. Chín tháng đầu năm nay, đã phát hiện 13.458 vụ, phạt tiền 41,2 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa 25,8 tỷ đồng.
Theo Bộ Công an, các vụ và hành vi xâm phạm SHTT xảy ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: sản xuất, chế biến, lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu… Hàng hóa nào có thương hiệu, có uy tín, tiêu thụ tốt ở trong nước và xuất khẩu thì lập tức phát sinh hàng giả. Hàng giả được sản xuất cả ở trong nước và nước ngoài. Sản xuất tại nước ngoài, hàng giả đi vào Việt Nam bằng nhiều con đường, cả chính ngạch và tiểu ngạch... Năm 2015, một số mặt hàng phổ biến có hàng giả là phân bón, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, mỹ phẩm, lương thực thực phẩm... ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tâm lý người tiêu dùng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Những yêu cầu về SHTT
Việc thực thi quyền SHTT nói riêng và vai trò của SHTT nói chung đã trở thành yêu cầu mang tính bắt buộc mà các nước tham gia các hiệp định phải thực hiện.
Trong quá trình hội nhập, những yêu cầu về SHTT rất khắt khe, các mức bảo hộ được nâng cao, yêu cầu bảo đảm quyền cho chủ sở hữu cũng được chú trọng. Nếu Nhà nước và các DN không ý thức được việc xây dựng quyền SHTT cho hàng hóa của mình, tránh sự xâm phạm, xung đột với quyền lợi của các chủ thể, DN Việt Nam sẽ bị chậm chân khi các cuộc đàm phán thương mại quốc tế kết thúc. Các DN có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh rất lớn, thậm chí bị phá sản. Vì vậy, việc hiểu biết rõ và xử lý vấn đề SHTT là vô cùng quan trọng, tránh nguy cơ tụt hậu cho DN trong quá trình hội nhập.
Trước yêu cầu đó, về phía các DN, cần phải biết tự bảo vệ mình thông qua việc đăng ký bảo hộ sản phẩm, thương hiệu. Đồng thời, chủ động nghiên cứu hoặc nhờ tư vấn hỗ trợ để có những biện pháp tự phòng vệ theo Luật SHTT. Điều quan trọng, cần nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã bao bì sản phẩm bằng các kỹ thuật tiên tiến, chống làm giả, làm nhái. Bên cạnh đó, DN cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội, các DN và các lực lượng quản lý nhà nước trên thị trường để làm tốt công tác bảo vệ quyền SHTT của mình.
Nhà nước cần chỉ đạo, kiểm soát các vi phạm về SHTT trên thị trường, nhất là các vùng biên giới, hải đảo, thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cần bổ sung, sửa đổi Luật SHTT, phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, cần có những dự báo chính xác về hàng hóa, SHTT ở các nước có mối quan hệ thương mại với Việt Nam.
Làm được như vậy, sẽ góp phần vào việc ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm quyền SHTT ở nước ta, trước mắt cũng như trong thời gian tới, góp phần đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Vũ Vinh Phú
Tin mới
Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần
Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận mới công bố tình hình tài chính cơ bản trong nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3
Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc
Đại bão Yagi gây tổn thất vô cùng lớn khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước.
Lào Cai cho học sinh đi học trở lại từ ngày 16/9
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành Văn bản số 1763/SGD&ĐT-VP ngày 14/9/2024, về việc cho học sinh đi học trở lại.
Những mẫu điện thoại Xiaomi nào nhận được bản vá bảo mật tháng 9
Xiaomi Pad 6, Pad 5, Xiaomi 14 Ultra, MIX Flip và Redmi K50 Gaming là những thiết bị đầu tiên nhận được bản vá bảo mật tháng 9/2024, giúp tối ưu hóa hệ thống, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các lỗ hổng.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới