Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sở GTVT Thanh Hóa hướng dẫn tạm thời về hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng chống dịch COVID-19

Sở GTVT Thanh Hóa vừa có hướng dẫn tạm thời về hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

Sở GTVT Thanh Hóa vừa có hướng dẫn tạm thời về hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
Sở GTVT Thanh Hóa vừa có hướng dẫn tạm thời về hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, đồng thời đảm bảo hoạt động vận chuyển người và hàng hóa được thông suốt, an toàn để bảo vệ sức khỏe, phục vụ đời sống nhân dân và đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh khi áp dụng các cấp độ phòng chống dịch khác nhau theo quy định của pháp luật về phòng chống dịch và Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Sở GTVT hướng dẫn tạm thời hoạt động vận chuyển người và hàng hóa trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch

1.1. Trước khi thực hiện vận chuyển

a) Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, chủ phương tiện thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:

- Kiểm tra, bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện; kiểm tra giấy phép lái xe; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị và giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe;

- Trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính, mũ, găng tay, bao giầy cho người trên phương tiện;

- Kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo toàn bộ người trên phương tiện phải có bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực và kê khai y tế trước chuyến đi;

- Đối với xe có Giấy nhận diện phương tiện, thực hiện kê khai lại hoặc giao người trên phương tiện kê khai lại trên phần mềm tại địa chỉ: //vantai.drvn.gov.vn khi có thay đổi thông tin so với kê khai ban đầu.

b) Người trên phương tiện thực hiện các yêu cầu chung và nội dung cụ thể dưới đây:

- Có bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế hoặc theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh (nếu có), Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển phương tiện), Căn cước công dân hoặc Chứng minh thư còn hiệu lực (đối với người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hoá đi theo xe) và khai báo y tế theo quy định;

- Lái xe nhận nhiệm vụ và tiếp nhận thông tin về chuyến đi: số người đi theo xe, thời gian thực hiện, hành trình vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng hoá, địa điểm nghỉ ngơi, địa điểm dự kiến lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên hành trình, thực hiện kiểm tra đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện;

- Mang theo quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính, mũ, găng tay, bao giầy;

- Đối với xe có Giấy nhận diện, sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng để quét mã QR trên phương tiện, cập nhật thông tin của Giấy xét nghiệm còn hiệu lực theo hướng dẫn trên phần mềm.

1.2. Khi xe hoạt động trên đường.

a) Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, chủ phương tiện

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc nhắc nhở người trên phương tiện thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;

- Theo dõi, yêu cầu người trên phương tiện đến cơ sở y tế hoặc đến chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất trên hành trình để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 khi Giấy xét nghiệm sắp hết hạn.

- Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát người và các phương tiện lưu thông trên đường khi có yêu cầu.

b) Người trên phương tiện khi hoạt động trên đường phải thực hiện các nội dung sau:

- Tuân thủ đúng hành trình đã kê khai, giao nhận hàng hoá, nghỉ ngơi, tập kết phương tiện tại các điểm đã được xác định trong phương án tổ chức vận tải của đơn vị. Khi chuẩn bị hết thời hạn của Giấy xét nghiệm, người trên phương tiện đến cơ sở y tế hoặc đến chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất trên hành trình để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định trước khi tiếp tục hành trình;

- Trường hợp phương tiện có Giấy nhận diện nhưng có nội dung thực hiện không đúng với thông tin đã kê khai hoặc đã hết hiệu lực, thì phải gỡ bỏ Giấy nhận diện khỏi phương tiện;

- Chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng về phòng, chống dịch COVID-19;

- Đối với phương tiện có Giấy nhận diện: Lái xe phải thực hiện vận chuyển hàng hoá theo đúng các thông tin, hành trình vận tải đã lựa chọn; thực hiện vận chuyển, giao nhận hàng hoá đúng địa điểm;

- Đối với phương tiện không có Giấy nhận diện: Lái xe phải thực hiện theo hướng dẫn của lực lượng chức năng kiểm soát dịch tại địa phương phương tiện đang hoạt động; thực hiện vận chuyển, giao nhận hàng hoá đúng địa điểm.

1.3. Giao nhận, xếp dỡ hàng hóa

a) Đối với phương tiện có hành trình đi ra, đi vào hoặc đi qua vùng có dịch

- Người trên phương tiện hạn chế rời khỏi cabin của xe; trường hợp rời khỏi cabin của xe phải thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K”; giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác; thực hiện sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn hoặc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây; sử dụng các phương tiện thông tin để liên lạc, hạn chế tiếp xúc trực tiếp;

- Đơn vị (người) giao nhận hàng hoá chịu trách nhiệm về xếp dỡ hàng hoá, không tiếp xúc với người trên phương tiện; chủ động bố trí địa điểm, nơi nghỉ ngơi, lưu trú tạm thời cho người trên phương tiện trong thời gian chờ xếp, dỡ hàng hóa đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

b) Đối với phương tiện có hành trình không đi ra, đi vào hoặc đi qua vùng có dịch

- Người trên phương tiện hạn chế rời khỏi cabin; sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, hạn chế tiếp xúc trực tiếp;

- Trường hợp rời khỏi cabin của xe phải thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K”; giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác; thực hiện sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn hoặc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây.

1.4. Kết thúc nhiệm vụ vận chuyển hoặc kết thúc ca làm việc

a) Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, chủ phương tiện: 

Có phương án quản lý người trên phương tiện sau khi kết thúc chuyến xe, yêu cầu hạn chế tiếp xúc, thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K”, đảm bảo nơi lưu trú tạm thời cho người trên phương tiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế và các cơ quan có liên quan tại địa phương.

b) Người trên phương tiện:

- Trường hợp thực hiện giao nhận hàng hoá hoặc có nơi đi, nơi đến trong vùng có dịch:

+ Thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K”, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác; thực hiện sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn hoặc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 30 giây. Trường hợp không nghỉ ngơi trên xe thì phải di chuyển ngay đến nơi lưu trú và thực hiện phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật và địa phương nơi lưu trú;

+ Trường hợp đơn vị vận tải có tổ chức địa điểm lưu trú tạm thời, người trên phương tiện phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng tại địa điểm lưu trú tạm thời. Không được rời khỏi địa điểm lưu trú tạm thời trong thời gian lưu trú; tránh tiếp xúc trực tiếp vớingười khác tại khu vực lưu trú;

+ Trường hợp về nhà, phải ở phòng riêng biệt đủ điều kiện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh;

+ Trường hợp không tiếp tục tham gia vận chuyển, phải thực hiện theo quy định về phòng, chống dịch của địa phương nơi đang lưu trú;

+ Đối với các phương tiện vận chuyển có đủ các điều kiện cho người lưu trú tạm thời thì được phép lưu trú ở ngay trên phương tiện.

- Trường hợp phương tiện đi qua, không dừng đỗ và không tiếp xúc với người tại khu vực có dịch trong suốt hành trình đi qua phải thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K” và các khuyến cáo về phòng, chống dịch của ngành Y tế;

- Tự theo dõi nhiệt độ và sức khoẻ hàng ngày, nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì thông báo cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế để xử lý kịp thời.

2. Đối với hoạt động vận chuyển công nhân, chuyên gia khi lưu thông ra, vào hoặc đi qua vùng có dịch

a) Đơn vị có tổ chức hoạt động vận chuyển công nhân, chuyên gia khi lưu thông ra, vào hoặc đi qua vùng có dịch phải:

- Thực hiện theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19;

- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe; cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;

- Thông báo danh sách phương tiện, thời gian, hành trình vận chuyển kèm theo danh sách lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) và nhận diện phương tiện cho Sở GTVT, các chốt kiểm soát dịch (nếu có) trên hành trình của phương tiện đi qua để phối hợp kiểm tra, giám sát.

b) Lái xe, nhân viên phục vụ, công nhân, chuyên gia trên xe

- Thực hiện khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế và theo yêu cầu về phòng, chống dịch của địa phương nơi đi, nơi đến; thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K” trong suốt hành trình; mang theo bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực; chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và đồ dùng cá nhân cho chuyến đi; tự theo dõi nhiệt độ và sức khoẻ hàng ngày, nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì thông báo cho đơn vị quản lý và cơ quan y tế để xử lý kịp thời;

- Lái xe khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường thực hiện nghiêm nguyên tắc “một cung đường, hai điểm đến”; không được dừng, đỗ (trừ trường hợp khẩn cấp); mang theo danh sách và kiểm soát chặt chẽ người đi xe.

3. Đề nghị Công an tỉnh:

Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia tại Mục 1, 2 của Văn bản này theo quy định.

4. Đề nghị Ban QL Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, chủ phương tiện, doanh nghiệp thuộc quản lý về quy định tạm thời đối với hoạt động vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo quy định tại Mục 1, 2 của Văn bản này để biết và thực hiện nghiêm.

5. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, chủ phương tiện hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

- Tổ chức triển khai thực hiện; quán triệt đến lái xe, nhân viên phục vụ, nhân viên xếp dỡ hàng hóa theo xe, công nhân, chuyên gia thực hiện nghiêm hướng dẫn tạm thời hoạt động vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo quy định tại Mục 1, 2 của Văn bản này.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh và sẽ bị xử lý nếu không thực hiện nghiêm hướng dẫn theo quy định làm lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng.

6. Giao Thanh tra Sở

- Phối hợp với các lực lượng chức năng của Công an tỉnh, Sở Y tế làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 của tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia theo quy định tại mục 1, 2 của Văn bản này;

- Xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng tăng cường giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch đối với các phương tiện vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia hoạt động trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm theo quy định đối với đơn vị vận tải, chủ phương tiện vi phạm.

7. Giao phòng Quản lý vận tải

Nắm bắt thông tin, diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu Giám đốc Sở có văn bản báo cáo Bộ GTVT, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng cục ĐBVN để điều chỉnh, bổ sung hướng dẫn hoạt động vận tải hàng hóa, vận chuyển công nhân, chuyên gia cho phù hợp với tình hình thực tế./.

Đông Hòa

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013
TP. Hồ Chí Minh: Vẫn áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013

Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 QĐ-UBND, thành phố chấp thuận việc sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024.

Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.