Siêu thị T- Mart Bắc Ninh mới khai trương đã bày bán hàng hóa thiếu thông tin, hết hạn sử dụng
T-Mart được cho là hệ thống siêu thị cung cấp những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới đa dạng các mặt hàng từ sữa, thực phẩm, đồ gia dụng… Tuy nhiên, siêu thị T-Mart trên địa bàn TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh lại bày bán sản phẩm, thực phẩm "trắng thông tin", hàng hết hạn đến tay người tiêu dùng.
LTS: Hiện nay, người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại các hệ thống siêu thị lớn, vì với họ, sản phẩm ở những hệ thống này luôn đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ bán những sản phẩm còn hạn sử dụng. Nhưng ngược lại, chính lối suy nghĩ này, đã khiến nhiều người tiêu dùng mua phải nhiều mặt hàng không như ý muốn...
Tập đoàn TGROUP là công ty mẹ của hệ thống Công ty cổ phần T-Martstores - Hệ thống chuỗi siêu thị T-Mart, một trong những công ty hàng đầu Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Với hệ thống hơn 80 siêu thị T-Mart hiện tại trên cả nước, T-Group đã và đang phát triển vươn lên lớn mạnh từng ngày. Với tiêu chí chủ đạo là luôn đảm bảo giá rẻ, nhiều tiện lợi trong mua sắm đã tạo lên sự thành công của tập đoàn. Mang sứ mệnh: “Trao tận tay người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất, cung cấp những sản phẩm chính hãng chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới…”.
Tuy nhiên, siêu thị T-Mart ở Bắc Ninh đang dần đánh mất thương hiệu bởi hàng hóa sản phẩm đang len lỏi trong hệ thống siêu thị xuất xứ không rõ nguồn gốc, bán hàng hết hạn sử dụng tới tay người tiêu dùng…
Hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán trên kệ
T-Mart được cho là hệ thống siêu thị cung cấp những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới đa dạng các mặt hàng từ sữa, thực phẩm, đồ gia dụng… Bên cạnh nhiều sản phẩm, hàng hóa tuân thủ về xuất xứ, nguồn gốc, tem nhãn, nhưng, siêu thị T-Mart trên địa bàn TP. Bắc Ninh lại bày bán nhiều sản phẩm, thực phẩm "trắng thông tin" không nguồn gốc, cận và hết hạn sử dụng.
Việc bày bán các sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các thực phẩm liên quan đến ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người tiêu dùng.
Tại khu bày bán đồ ăn, thực phẩm rau củ quả phóng viên Thương hiệu & Công luận còn thấy có những sản phẩm "trắng thông tin" không có nhãn phụ, thông tin của sản phẩm, không có đơn vị nhập khẩu và phân phối.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm rau của quả tại T-Mart cũng rơi vào cảnh “trắng thông tin”. Cụ thể, dạo một vòng quanh quầy thực phẩm, PV tiếp tục ghi nhận, tại đây bày bán nhiều loại rau củ như cà chua, cải thảo, bắp cải tím, củ cải, bưởi,… đều không có bất cứ thông tin nào. Trong khi đó, theo Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về vị trí nhãn hàng hóa như sau: Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
Điều 14 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng quy định, ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định về ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa như sau: Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể phải thể hiện đầy đủ 03 nội dung sau: Ngày sản xuất; Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt; Hạn sử dụng.
Việc bày bán thực phẩm “trắng” thông tin hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bán hàng hết hạn, hàng cận hạn sử dụng tới tay người tiêu dùng
Cũng trong ngày 29/12/2022, PV tiếp tục ghi nhận và phát hiện T-Mart Bắc Ninh bày bán sản phẩm Giò tai nấm của Công ty cổ phần sản xuất thực phẩm Âu Lạc có hạn sử dụng là ngày 25/12/2022. Tuy nhiên, đáng nói là ngày 29/12, nghĩa là 04 ngày sau ngày hết hạn sử dụng, siêu thị này vẫn bày bán mặt hàng đồ ăn này.
Cứ ngỡ chỉ sản phẩm giò tai nấm hết hạn, tuy nhiên, trong tủ chứa hàng đông lạnh của T-Mart còn các sản phẩm khác rơi vào tình cảnh cận ngày hạn sử dụng như sản phẩm Tàu hũ hạn sử dụng 01/01/2023 nhưng đêm 29/12/2022 PV ghi nhận vẫn được bày bán trên kệ hàng.
Hay sản phẩm giò tai có hạn sử dụng là ngày 31/12/2022, trong khi đó, tối ngày 29/12/2023 phóng viên đi ghi nhận thực tế tức là chỉ còn 02 ngày là tới ngày hết hạn sản phẩm.
Một sản phẩm khác được bày bán tại T-Mart cũng gây chú ý là Ba chỉ Bò Mỹ loại 500g được in trên bao bì thuộc thương hiệu Phú Sang có ngày sản xuất là 15/04/2022. Nhưng ngày đóng gói lại là ngày 01/11/2022, liệu có phải là sau 07 tháng kể từ sản xuất, sản phẩm này mới được đem đi đóng gói? Thông tin tem nhãn trên bao bì không rõ ràng khiến người tiêu dùng hoang mang. Đặc biệt, trong cùng một bao bì nhưng thịt bò lại có đến hai màu, bên trên phần thịt bị thâm đen. Liệu rằng, người tiêu dùng khi tin tưởng chọn mua, sau khi sử dụng có bị ảnh hưởng tới sức khỏe?
Trong khi đó, theo các chuyên gia, thông tin thời hạn sử dụng của thực phẩm đa phần sẽ được đơn vị sản xuất ghi trên bao bì với thời gian sớm hơn khoảng từ 01-03 tháng so với thực tế của sản phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc sử dụng hàng cận ngày sử dụng, hết hạn sử dụng đều không hề tốt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Trước khi dùng vẫn cần quan sát kỹ lượng chất lượng sản phẩm bởi trong quá trình vận chuyển, thời tiết xấu sẽ gây khó khăn trong quá trình bảo quản, làm hư hại thực phẩm.
Luật xử phạt như thế nào với hành vi bán hàng hết date, hàng lậu?
Theo khoản 11, Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm; hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Như vậy, các thương nhân không được kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng.
Nếu kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 1, Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và khoản 18, Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Tại điểm 1, Điều 44, Luật An toàn thực phẩm quy định về ghi nhãn thực phẩm quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, theo đó các siêu thị, trung tâm thương, mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.
Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Kiều Thảo
Bài 2: Bán hàng hết hạn sử dụng, hàng cận date, T- Mart bị quản lý thị trường Bắc Ninh xử phạt như thế nào?
Tin mới
Mô hình trồng mộc nhĩ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình trồng mộc nhĩ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Trung Liệt, xã Trường Trung, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), đã giúp cho gia đình chị dần cải thiện được cuộc sống nhờ lợi nhuận của nó mang lại, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã nhà...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"
Theo Thủ tướng, phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai. Trung ương cũng nhất trí tăng cường con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ những người tham gia làm thể chế.
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất phải có những nội dung cơ bản nào?
Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất, phải có những nội dung cơ bản nào? Những nội dung nào, phải thực hiện đăng tải thông tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 vừa phát hiện, bắt giữ tàu chở 1.300m3 cát trái phép tại vùng biển giáp ranh TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Trình - thẩm định - phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
Quy định về việc trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất, được hướng dẫn tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP...
Sáng nay (23/9), hồ Thủy điện Trị An sẽ tiến hành xả lũ
Ghi nhận vào lúc 6 giờ ngày 22/9, mực nước thượng lưu hồ đạt 60,4m, mực nước hạ lưu sau nhà máy đạt 4,3m. Lượng nước qua tua bin phát điện là 815m3/s, trong khi lưu lượng nước về hồ lên đến 2.000m3/s.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững