Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rầm rộ sang tay loạt dự án điện mặt trời bán cho nhà đầu tư ngoại

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc,... đã trở thành những ông chủ mới của các dự án điện mặt trời ở Việt Nam.

Thông qua hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài đã sở hữu hàng chục dự án điện mặt trời, điện gió và hưởng mức giá ưu đãi khoảng 2.000 đồng một kWh trong 20 năm. 

Hàng chục dự án điện mặt trời có yếu tố “ngoại”Hàng chục dự án điện mặt trời có yếu tố “ngoại”

Cụ thể, công ty năng lượng B.Grimm Power, một nhánh đầu tư của Tập đoàn Thái Lan B.Grimm. Ban đầu, công ty này liên danh liên kết với nhà đầu tư trong nước để làm dự án, rồi dần nâng sở hữu lên đa số. Trong đó, phải kể đến việc liên kết với DN trong nước để làm dự án điện mặt trời Dầu Tiếng.

Với công suất lên đến 420 MW, dự án điện mặt trời Dầu Tiếng ở Tây Ninh của Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh được coi là một trong những dự án lớn nhất Đông Nam Á về năng lượng sạch. Từ cuối 2019, công ty này đã đổi người đại diện theo pháp luật và chủ tịch HĐQT. Hiện ông Preeyanat Soontornwata, Chủ tịch B.Grimm Power là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh và nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Ông Preeyanat Soontornwata, Chủ tịch B.Grimm Power cũng chính là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP TTP Phú Yên (điện mặt trời Hòa Hội), Công ty TNHH Điện mặt trời Việt Thái.

Công ty Super Energy Corporation của Thái Lan từ giữa năm 2018 đã tiến hành mua lại cổ phần và đầu tư vào hàng chục dự án điện tái tạo tại Việt Nam (bao gồm cả điện mặt trời và điện gió) như Văn Giáo 1, Văn Giáo 2, Phan Lâm 1, Bình An, Thịnh Long, Sinenergy Ninh Thuận…

Hai nhà máy điện mặt trời TTC 1 và TTC 2 tại Tây Ninh do Tập đoàn Thành Thành công và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) hợp tác đầu tư, vận hành từ giữa năm 2019. Khi đó tập đoàn Thái Lan sở hữu 49% vốn nhưng trong lần thay đổi gần nhất, Gulf đã tăng mức nắm giữ lên 90%. Ông Prasert Thirati - Giám đốc Công ty Gulf Việt Nam cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng xanh TTC, Công ty cổ phần Gulf Tây Ninh 1, Gulf Tây Ninh 2. Ngoài các dự án điện mặt trời tại Tây Ninh, tập đoàn Thái Lan còn nắm trong tay các dự án điện gió tại Bến Tre với tỷ lệ sở hữu 95%. 

Không chỉ nhà đầu tư Thái Lan, các đối tác từ Ả Rập Xê Út, Philippines như ACWA, AC Energy cũng sở hữu nhiều dự án điện mặt trời ở Việt Nam.

Lý giải về vấn đề này, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án điện mặt trời, điện gió là "bình thường theo cơ chế thị trường".

Theo thống kê, đến giữa tháng 5, tổng cộng 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời và 10 dự án điện gió, với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.

Tuy nhiên, giá FIT cho điện mặt trời, điện gió cũng bộc lộ hạn chế, khi các dự án "dồn toa" phát triển ở khu vực tiềm năng tốt khiến quá tải lưới điện tại một số khu vực, tăng cạnh tranh về đất đai.

Ngoài ra, giá FIT cũng khó phản ánh sát, kịp thời sự thay đổi giá công nghệ, dẫn tới sự phát triển "nóng" ngoài mong muốn. Khắc phục tồn tại này, ông Dũng cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT trong tương lai. Việc này được đánh giá sẽ có lợi hơn cho phát thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam khi chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn truyền thống (than, khí...).

Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

MTTQ các cấp tại Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
MTTQ các cấp tại Thanh Hóa đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Theo số liệu tổng hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, tính đến 7h30’ ngày 16/9, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn 8,6 tỷ đồng ủng hộ của 196 tổ chức, 302 cá nhân.

Biển Đông sắp đón thêm một cơn bão giật cấp 9
Biển Đông sắp đón thêm một cơn bão giật cấp 9

Áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) dự kiến ngày mai 17/9 di chuyển vào biển Đông, sẽ sớm mạnh lên thành cơn bão số 4

Tiền Giang: Châu Thành hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao
Tiền Giang: Châu Thành hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp; phấn đấu năm 2024, huyện sẽ có thêm 2 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Khảo sát vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Khảo sát vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG tại Khu Kinh tế Nghi Sơn

Sáng 16/9, ông Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn; đồng thời nghe báo cáo việc lựa chọn vị trí xây dựng kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô, kho dự trữ LNG.

Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD
Nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đạt 54,22 tỷ USD

Nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm ngoái.

Vingroup đăng ký thực hiện dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại huyện Đông Anh
Vingroup đăng ký thực hiện dự án hơn 35.000 tỷ đồng tại huyện Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện Dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.