Phường Định Công (Hà Nội): Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền làm ngơ
Hàng trăm ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫ
THCL Hàng trăm ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn đang tồn tại tại phường Định Công (Hà Nội). Tại khu vực này có hơn 20 ha đất nông nghiệp được quy hoạch nhưng đang bị sử dụng sai mục đích, không hề bị chính quyền địa phương ngăn chặn.
Tràn lan nhà xây trên đất nông nghiệp đã quy hoạch
Ngày 8/11/2005, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND Quận Hoàng Mai đã công bố quy hoạch chi tiết mở rộng phía bắc và tây bắc khu đô thị mới Đại Kim - Định Công.
Theo quy hoạch, khu vực mở rộng có quy mô 135,765 ha, trong đó phạm vi phường Định Công 128,272 ha, phường Đại Kim là 7,492 ha, với số dân theo quy hoạch khoảng 20.000 người. Ranh giới phía bắc và đông bắc giáp đường vành đai 2, 5 và khu đô thị Định Công. Phía tây bắc giáp khu dân cư Thông Thượng - phường Định Công. Phía tây nam giáp sông Tô Lịch. Phía đông giáp sông Lừ và khu đô thị mới Bắc Đại Kim - Định Công.
Cũng theo bản quy hoạch, trong số hơn 50 ha đất ở, khu nhà thấp tầng được bố trí tiếp giáp với thôn xóm, ven hồ hiện có liên kết với khu cây xanh trung tâm. Khu nhà ở cao tầng (9, 11 và 18 tầng) được bố trí dọc trục đường lớn. Khu làng, xóm hiện có, khi thực hiện dự án, sẽ được cải tạo, chỉnh trang và đấu nối hệ thống hạ tầng.
Phần diện tích còn lại của khu đô thị sẽ dành cho công trình công cộng, trường học, công viên cây xanh, công trình thể thao. Các tuyến đường trong khu đô thị có mặt cắt ngang từ 11,5m đến 40m.
Cùng với việc phê duyệt quy hoạch chi tiết, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 89/2005/QĐ-UB ban hành điều lệ quản lý xây dựng khu đô thị mới Đại Kim - Định Công mở rộng phía Bắc và Tây Bắc.
Trong số 135,765 ha, có gần 70 ha được UBND TP Hà Nội giao cho liên danh nhà đầu tư Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội – Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà làm chủ đầu tư, tiến hành xây dựng khu đô thị. Đổi lại liên danh nhà đầu tư sẽ tiến hành xây dựng tuyến đường vành đai 2,5 chạy qua địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân với tổng mức đầu tư hơn 1300 tỷ đồng. Theo dự kiến, con đường này sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2017.
Tuy nhiên suốt từ khi có quy hoạch đến nay, gần 20 ha đất nông nghiệp được UBND TP Hà Nội giao cho liên danh nhà đầu tư đã bị người dân tự ý bán sang tay, xây dựng nhà kiên cố đến 2,3 tầng, gây khó khăn, phức tạp cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai cũng như dự án KĐT mới Đại Kim - Định Công mở rộng sau này.
“Theo kế hoạch, kể từ năm 2014 cho đến nay, công ty chúng tôi đang triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách đền bù cho người dân để lấy đất sạch triển khai tuyến đường vành đai 2,5 đúng tiến độ như cam kết với TP. Tuy nhiên cái khó là việc giải phóng mặt bằng đền bù cho dân. Trước đây 10 năm, gần 70 ha đất nông nghiệp Thành phố giao cho công ty chúng tôi chỉ là đồng rộng trồng rau, đến thời điểm này, gần 20 ha đã bị người dân tự ý xây nhà kiên cố”, ông Mạnh đại diện phía Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà chia sẻ với PV.
Cũng theo ông Mạnh, nếu chính quyền địa phương không vào cuộc quyết liệt ngăn chặn tình trạng xây dựng trái phép thì trong tương lai không xa khi thành phố Hà Nội thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều người dân sống tại khu vực phường Định Công cho biết, ở đây ai cũng biết khu đất nông nghiệp này nằm trong quy hoạch xây dựng khu đô thị Định Công - Đại Kim mở rộng, nhưng cụ thể bao giờ triển khai thì không biết chính xác. Từ nhiều năm nay, khi biết có quy hoạch nhiều hộ dân có bán đất nông nghiệp cho người tỉnh khác đến xây nhà. Đầu tiên thì họ xây dựng nhà cấp 4, đến giờ sau nhiều năm đã có hàng trăm ngôi nhà đã được xây 2,3 tầng rất kiên cố mà chính quyền không xử lý.
Anh Việt, chủ một căn hộ xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp đã được quy hoạch cho biết, nhà tôi mua lại mảnh đất này của người dân gốc ở đây với giá lúc đó là trên dưới 3 triệu đồng/m2. Lúc mua gia đình tôi chỉ biết đây là đất nông nghiệp, chứ không hề biết đất nằm trong quy hoạch của thành phố Hà Nội. Trước mắt cứ xây có chỗ ở, sau này nếu nhà nước có lấy đến thì gia đình tôi lại tính tiếp.
“Xây nhà trên đất nông nghiệp là trái luật…”
Theo luật sư Nguyễn Văn Tùng, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 107 Luật đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trước tiên các hộ dân phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất ở), hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/huyện và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay khu đất nông nghiệp này được quy hoạch cho dự án KĐT Định Công - Đại Kim mở rộng nên các hộ gia đình không được phép sang nhượng, thậm chí chưa thể xin phép xây dựng nhà ở được. “Do đó tất cả những hành động tự ý xây dựng nhà kiên cố 2,3… tầng trên đất nông nghiệp chưa được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng thì đều vi phạm pháp luật”, luật sư Tùng khẳng định.
Để ngăn chặn tình trạng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp đã được UBND TP. Hà Nội quy hoạch 1/500, tránh tình trạng khó khăn phức tạp trong công tác đền bù giải phóng tới đây, đề nghị Thành ủy, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội và quận Hoàng Mai sớm vào cuộc xác minh xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm nói trên.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM