Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phương châm hành động 2018: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”

Chính phủ xác định phương châm hành động 2018: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương ở tất cả các ngành, các cấp…”.

2017: Đạt và vượt 13 chỉ tiêu

Trong ngày 28 - 29/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Trong đó, tập trung thảo luận những giải pháp triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018.

Phương châm hành động 2018: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” - Hình 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Theo Báo cáo của Chính phủ tại hội nghị: Nhìn tổng thể cả năm 2017, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên, chuyển sang công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

Việc đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực - đã góp phần củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Về phát triển kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Giá tiêu dùng bình quân tăng 3,53%, lạm phát cơ bản tăng 1,41%. Tín dụng tăng khoảng 19%, cơ cấu chuyển dịch tích cực, chất lượng được nâng lên, an toàn hệ thống được bảo đảm. Mặt bằng lãi suất giảm 0,5 - 1%. Tỷ giá, thị trường ngoại hối, giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 51,5 tỷ USD.

Kỷ luật tài chính – NSNN được tăng cường; quyết liệt chống thất thu, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế; triệt để tiết kiệm chi; tổng thu NSNN tăng trên 2,3% so với dự toán và tăng trên 13% so với năm 2016; bội chi 3,42% GDP (Quốc hội thông qua là 3,5% GDP). Từng bước chấn chỉnh sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm.

Đặc biệt, Báo cáo của Chính phủ cho biết xuất khẩu ước đạt 214 tỷ USD, tăng 21,1%. Trong đó, hàng nông - lâm - thủy sản đạt trên 36 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt 420 tỷ USD; xuất siêu 2,7 tỷ USD. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung ước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 44,2%; vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8%. Thị trường chứng khoán vượt mốc 950 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng 33,3% GDP, tăng 12,1%.

Phát triển DN đạt kết quả tích cực với gần 127.000 DN thành lập mới, tổng vốn đăng ký tăng 45,4% và gần 26.500 DN hoạt động trở lại. Phần lớn DN đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn.

Động lực quan trọng nền kinh tế

Tích cực triển khai có kết quả các nghị quyết Trung ương 4, 5 (Khóa XII) về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại DNNN, phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Tập trung thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu; phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém; đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và Đề án tổng thể cơ cấu lại DNNN đến năm 2020. Đã thoái vốn nhà nước tại Sabeco, Vinamilk, bảo đảm công khai minh bạch, chống thất thoát, lợi ích nhóm, thu về gần 120.000 tỷ đồng. Quyết liệt xử lý 12 dự án, DN yếu kém, thua lỗ, thất thoát và đạt được kết quả bước đầu.

Việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu phát huy hiệu quả, giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu khí. Cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dịch vụ theo hướng khuyến khích đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Về các lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành tổ chức nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa thiết thực Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ. Tạo việc làm cho khoảng 1,63 triệu người; đưa trên 128.000 người đi lao động ở nước ngoài. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng 6,9%. Số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 13,5 triệu, bảo hiểm thất nghiệp đạt 11,4 triệu.

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam đạt kết quả tích cực. Các giá trị văn hóa truyền thống và đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức được phát huy. Thể dục - thể thao có bước tiến bộ; Việt Nam xếp thứ 3 tại SEA Games 29 và thứ 4 tại Para Games với nhiều thành tích nổi bật.

“Không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 2017 được xem là một năm khá thành công đối với nền kinh tế Việt Nam. Khá nhiều kỷ lục mới về kinh tế trong năm qua đã được xác lập, qua đó tạo niềm tin cho thị trường, xã hội và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ tướng cũng lo lắng trước tình trạng cán bộ hiện nay vẫn “sáng cắp ô đi tối cắp về”, chỉ làm công việc trên giấy tờ rồi hoàn thành 100%. Đặc biệt, việc quy mô nền kinh tế hiện ở mức hơn 5 triệu tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 53,3 triệu đồng (tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016), nhưng vẫn là mức thấp, cần nỗ lực cho mục tiêu cao hơn.

Thủ tướng lưu ý, dù đạt những kết quả tích cực, nhưng chúng ta vẫn phải khiêm tốn - “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.

Giao nhiệm vụ cho các bộ ngành, địa phương đối với các chỉ tiêu của 2018, Thủ tướng yêu cầu phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng ở cận trên so với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra (6,5 - 6,7%), tức tối thiểu phạt đạt 6,7%. Phải có chuyển biến mạnh mẽ hơn về mọi lĩnh vực.

Thủ tướng lưu ý các bộ ngành, địa phương phải khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư các công trình, dự án. Tuy nhiên, cũng phải thu hút đầu tư có chọn lọc, không phải thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến tính bền vững của phát triển, của tăng trưởng. Đó là xã hội phải được bình yên hơn, an toàn hơn. Người nghèo được cải thiện hơn cả về vật chất và tinh thần.

Về kế hoạch năm 2018, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng bộ chỉ tiêu cụ thể để bám sát thực hiện. Phải đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí ở mọi cơ quan, tổ chức. Kim ngạch xuất khẩu phải tăng thêm 10% nhưng các thương hiệu lớn phải được giữ gìn, phải tính đến lâu dài.

Lĩnh vực như nông nghiệp phải chuyển biến mạnh theo hướng tích tụ ruộng đất, phấn đấu đạt tăng trưởng 3%, xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt 30% GDP…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ xác định phương châm hành động năm 2018: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí”...

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón và Thuốc bảo vệ thực vật
Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón và Thuốc bảo vệ thực vật

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ; Kế hoạch chuyên đề về mặt hàng vật tư nông nghiệp của Cục QLTT tỉnh Đắk Nông. Đội QLTT số 1 đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn.

Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí
Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí

Bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền là 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.