Phú Thọ: Khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều bức xúc
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra ồ ạt. Đặc biệt, nhiều đối tượng không được cấp phép nhưng vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật, lén lút khai thác trái phép, để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, cuộc sống của người dân, môi trường…
Những hệ lụy khôn lường
Xuất phát từ tiềm năng khoáng sản cát, sỏi nhằm phục vụ hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đến tháng 10/2017, UBND tỉnh Phú Thọ đã cấp 21 giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, gồm: Sông Hồng (8 giấy phép); sông Lô (4 giấy phép); sông Đà (5 giấy phép); sông Chảy (2 giấy phép); sông Bứa (2 giấy phép).
Do nhu cầu về cát, sỏi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng… ngày càng gia tăng, theo đó hoạt động cát, sỏi trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Ngoài những DN được cấp UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, nhiều đối tượng không được cấp phép nhưng vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật, lén lút khai thác trái phép, nhất là vào thời điểm ban đêm ở những địa bàn giáp ranh, gây biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Hoạt động khai thác cát trái phép tại địa phận xã Trưng Vương (TP. Việt Trì) gây sạt lở đất đai (Ảnh: Hoan Nguyễn)
Toàn tỉnh hiện có 26 mỏ đá được cấp phép, trong đó có 8 mỏ đang hoạt động ổn định, còn lại là hoạt động cầm chừng hoặc dừng hoạt động. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản của các DN ở các điểm mỏ thời gian qua gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Tại huyện Thanh Sơn, khoáng sản đa dạng với các chủng loại (quặng sắt, cao lanh, đá xây dựng, cát, sỏi…), có 33 DN được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại các điểm mỏ với tổng diện tích gần 420 ha, trong đó có 21 giấy phép còn hiệu lực, 12 giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản của các DN hiện nay đã và đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết: Ý thức chấp hành pháp luật của một số DN khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản còn hạn chế, đặc biệt về bảo vệ môi trường, chưa đánh giá kịp thời tác động đối với môi trường đất; chưa quan tâm đào tạo, sử dụng lao động địa phương và thực hiện quy định của pháp luật về lao động; còn xảy ra tình trạng khai thác, thu gom quặng trái phép; một số DN khai thác đá sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu làm hạn chế năng suất và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động.
Một số DN khai thác quặng cam kết đầu tư công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị, nhưng thực tế chưa thực hiện, chủ yếu mới chế biến thô, gây lãng phí tài nguyên; tình trạng các phương tiện trọng tải lớn vận chuyển đá, quặng đã và đang hủy hoại nhiều tuyến đường, trong đó có những tuyến đường Nhà nước đầu tư, gây nguy cơ mất an toàn giao thông; có biểu hiện diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, gây bức xúc cho người dân các địa phương.
Thời gian qua, có nhiều ý kiến cử tri về việc khai thác đá của các DN gây bụi, đá văng, nổ mìn gây rung chấn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của người dân. Bà Lê Thị Quý (xóm Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn) cho biết: “Điểm mỏ khai thác đá của DN xây dựng Xuân Trường, rất gần với gia đình. Nhiều khi đá khai thác bắn vào nhà làm vỡ mái phi-blô-xi măng, hỏng đồ dùng sinh hoạt, nứt tường, bụi bẩn; trẻ nhỏ hay bị bệnh về đường hô hấp…”.
Nhiểu điểm mỏ khai thác đá gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân (Ảnh: Hoan Nguyễn)
Cùng với hoạt động ở các mỏ đá, việc khai thác quặng sắt, đất sét, cao lanh… tại các điểm mỏ khác trên địa bàn tỉnh làm nhiều núi, đồi bị đào dựng đứng, sâu hoắm, nham nhở, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân.
Đặc biệt, theo ghi nhận của PV, từ năm 2017 đến nay, tại nhiều huyện (Đoan Hùng, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa…) có tình trạng lợi dụng việc san gạt mặt bằng, hạ cốt nền, người dân đã thỏa thuận với các đối tượng có nhu cầu thu mua cao lanh. Sau đó, các hộ dân có đất sẽ làm đơn xin cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho san gạt mặt bằng, hạ cốt nền. Từ đó, đối tượng có nhu cầu thu mua sẽ đưa máy, ô tô vào thực hiện hạ cốt nền, san gạt - bản chất là khai thác cao lanh?
Cao lanh khai thác được vận chuyển khỏi địa bàn đi tiêu thụ, hoặc trong quá trình san gạt cốt nền sẽ báo với chính quyền việc phát hiện khoáng sản cao lanh để cơ quan chức năng lập biên bản, thu giữ. Sau đó, chính các đối tượng “khai thác” sẽ tham gia đấu giá để mua được lượng cao lanh đã “khai thác” và mang đi tiêu thụ. Nghiêm trọng hơn, tài nguyên khoáng sản khai thác trái phép được đưa vào xưởng chế biến hoạt động không phép ngay trên địa bàn, nhưng chính quyền địa phương chưa vào cuộc xử lý dứt điểm.
Thời gian qua, tình trạng khai thác cao lanh trái phép diễn ra ồ ạt tại địa bàn tỉnh (Ảnh: Hoan Nguyễn)
Quyết liệt nhiều giải pháp
Xác định khai thác và chế biến khoáng sản mang lại tiềm năng kinh tế lớn, tỉnh Phú Thọ quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp quản lý nhà nước về khoáng sản. Đặc biệt, từ khi Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quy định trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Đầu năm 2018, UBND tỉnh tiếp tục có Quyết định số 299 về việc phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nêu rõ, cấm hơn 80.900 ha, tạm thời cấm hơn 26.300 ha tại các khu vực đất di tích lịch sử văn hóa, đất an ninh - quốc phòng, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, hạ tầng thủy lợi, đê điều, hành lang an toàn lưới điện cao áp...
Ngày 27/2, UBND tỉnh có Quyết định số 431 về việc phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, đã làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm thất thoát tài nguyên khoáng sản.
Để giảm bớt những bất cập trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan quản lý ở tỉnh cần có biện pháp để thống nhất và bảo đảm hài hòa lợi ích các bên, gồm Nhà nước, DN và cộng đồng.
Cùng với đó, cần sớm công khai các thông tin cơ bản về dự án khai thác khoáng sản, gồm: Diện tích, thời hạn, công suất, tình trạng, giấy phép; báo cáo đánh giá tác động môi trường, thậm chí cả nguồn thu từ khoáng sản đóng góp cho địa phương nhằm bảo đảm quyền lợi người dân nơi có khoáng sản. Đặc biệt, vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình cần được nâng cao để quản lý hiệu quả hơn nguồn tài nguyên khoáng sản.
Tăng cường vai trò của người đứng đầu các cơ quan, các cấp quản lý hoạt động khoáng sản, cũng như công tác phối hợp giữa sở, ngành với UBND huyện, UBND xã trong công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hậu kiểm, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Chấn chỉnh lại công tác cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
Những dự án chậm tiến độ, khai thác không có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến môi trường, trật tự an toàn xã hội thì không cấp gia hạn giấy phép hoặc thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng dân cư trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM