1. Phụ cấp chuyên cần có đóng bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về phụ cấp chuyên cần.

Phụ cấp chuyên cần có thể hiểu là một khoản tiền thưởng hoặc phụ cấp mà công ty trả thêm cho người lao động nhằm khuyến khích và ghi nhận sự chuyên cần, ý thức làm việc tốt, và tuân thủ quy định của công ty. Phụ cấp chuyên cần không bắt buộc và phụ thuộc vào thỏa thuận giữa công ty và người lao động.

Căn cứ khoản 3 Điều 30  (sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 ) tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

- Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 , tiền thưởng sáng kiến.

- Tiền ăn giữa ca.

- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của .

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

...

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ  năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng dẫn khoản tiền phụ cấp chuyên cần không xác định được trước sẽ không được tính là khoản tiền lương phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, khoản tiền phụ cấp chuyên cần không xác định được trước cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng thì không được tính vào các khoản đóng bảo hiểm xã hội.

File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024]

phụ cấp chuyên cần

Khoản tiền phụ cấp chuyên cần không xác định được mức tiền cụ thể thì đóng bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 , năm 2024 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 30  (sửa đổi, bổ sung bởi  khoản 26 Điều 1 ), tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3  bao gồm:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

3. Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 , người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54  mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54  mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Lưu ý: Quy định trên chỉ áp dụng đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 .

H. Thủy (Nguồn: )