Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Kiểm soát chặt vùng biên, chống buôn lậu, hàng giả
Sáng 04/08 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết: Trong 06 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72% so cùng kỳ năm 2021); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61% so cùng kỳ năm 2021). Thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng.
06 tháng đầu năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ có sự thay đổi do chính sách “Zero Covid” của phía Trung Quốc. Các nước có chung đường biên giới, cửa khẩu đường bộ với Việt Nam tiếp tục triển khai lực lượng, biện pháp kiểm soát chặt phòng chống dịch Covid-19, do vậy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chỉ diễn ra dưới các hình thức mang vác, vận chuyển nhỏ lẻ, qua đường mòn, lối mở, giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới.., có chiều hướng giảm mạnh.
Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển sang lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và hậu kiểm để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với quy mô lớn hơn, phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, các hành vi phổ biến như: Không khai báo hải quan, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, trị giá, nguồn gốc xuất xứ, phá niêm phong tẩu tán hàng trên đường vận chuyển, thẩm lậu sau khi đã tạm nhập,tái xuất, quá cảnh, chia hàng nhỏ lẻ, khoán cung đoạn vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn... để vi phạm.
Mặt hàng vi phạm diễn ra trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ đa dạng bao gồm: Trang thiết bị, vật tư y tế, dược liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm đông lạnh (thuộc địa bàn Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai); thuốc lá điếu, rượu, bia, đường cát, sữa, hàng tạp hóa, mỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị, KonTum); các mặt hàng đã qua sử dụng, dược phẩm, đường cát, thuốc lá điếu, vàng, ngoại tệ… (Tây Ninh, Bình Phước, Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp); các loại hàng cấm như: ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã quý hiếm (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Điện Biên, Sơn La)…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia biểu dương những nỗ lực, cố gắng trong công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, con số 54.199 vụ vi phạm trong 06 tháng chưa phát hiện hết tình hình hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại trên cả nước. Các vụ vi phạm vẫn có xu hướng tăng lên, nhất là trong trạng thái nền kinh tế đã quay trở lại bình thường mới. Phương thức thủ đoạn vi phạm mới cũng tinh vi hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, các lực lượng chức năng triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thực tế có những nơi vẫn có tình trạng một số lực lượng chức năng còn lơ là, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại. Cần quán triệt và xử phạt thật nghiêm tình trạng này để nâng cao tính răn đe.
Cần rà soát, hoàn thiện các hệ thống pháp lý, các Nghị định liên quan đến lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tăng cường phối hợp xử lý giữa các lực lượng thực thi. Các lực lượng cần tăng cường trao đổi thông tin bởi hiện nay, việc tham gia vào đấu tranh, liên thông giữa các tỉnh, thành phố với nhau là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố cần công khai các số điện thoại, địa chỉ email để người dân có thể liên lạc, cung cấp thông tin.
Làm tốt công tác truy cứu, điều tra thông tin tình báo để tìm ra nguồn gốc của hàng hóa, hàng giả, hàng buôn lậu, nhất là các mặt hàng như xăng dầu, mỹ phẩm, dược phẩm.
Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố cần có kế hoạch hành động cụ thể về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại cho các tháng từ nay đến cuối năm.
Các đơn vị cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, bởi công tác này là rất quan trọng trong việc vận động người dân, người tiêu dùng nhận diện và nói không với hàng lậu, hàng gian lận thương mại, cũng như trong công tác tố cáo sai phạm.
Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, các lực lượng chức năng, nhất là các địa phương có đường biên giới cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt thị trường vùng biên, nhất là trong bối cảnh những tháng cuối năm, chuẩn bị cho Tết nguyên đán…
Nguyễn Kiên
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM