Đáng chú ý, các nước Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực châu Phi sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, rất có thể giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn…

Trước bối cảnh thị trường như vậy, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Ipsard cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy đà tăng trưởng thông qua các giải pháp: Tăng năng suất, chất lượng; xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển; xác định lại cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng nông sản.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn - Hình 1

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn

Ông Lê Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, thuộc Văn phòng Quốc hội cho biết: “Kim ngạch XK ngành rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Đây là mặt hàng tăng trưởng nổi bật trong nhóm ngành nông sản và cũng là mặt hàng mà Việt Nam gặt hái nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường”.

Tuy vậy, ngành rau quả Việt Nam vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả và còn non nớt trên các thị trường quốc tế. Mặc dù vậy, đầu tư mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đặc biệt là đầu tư công nghệ cao, và nhu cầu lớn, đa dạng của thị trường nội địa là một thuận lợi đáng kể của ngành rau quả so với các tiểu ngành nông nghiệp khác hiện nay.

Bên cạnh rau quả, hai ngành hàng chủ lực của Việt Nam là lúa gạo và thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắt, đặt ra các thách thức trong cả ngắn và dài hạn, đòi hỏi cần xác định lại thị trường, nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu.

PV