Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển điện khí LNG: Cần chiến lược tổng thể, dài hơi

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhiệt điện khí theo quy hoạch điện VIII, thúc đẩy sự phát triển thị trường khí LNG cạnh tranh, hiệu quả, cần quy hoạch tổng thể, có chiến lược dài hơi để các doanh nghiệp chủ động, không phải chạy theo.

Hệ thống Kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam của PV GAS
Hệ thống Kho cảng LNG của PV GAS

Cần khung giá cho phát điện

Chia sẻ tại Diễn đàn Hiện thực hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII ngày 7/12, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho biết, phát triển điện khí LNG được xác định là giải pháp “xanh” trong chuyển dịch năng lượng bền vững tại nước ta. Tuy nhiên, nguồn điện này cũng đang gặp phải không ít thách thức để phát triển.

Theo ông Long, tiêu thụ khí của điện rất thấp, năm sau thấp hơn năm trước khi điện khí thường xuyên không được ưu tiên huy động. Năm 2023, dự kiến tiêu thụ khí của điện giảm khoảng 18% so với năm 2022 và được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2024, ảnh hưởng đến sản xuất, đưa khí về bờ. Tổng lượng khí về bờ của PV GAS trong năm 2024 dự báo chỉ khoảng 6,3 tỷ m3, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến 7,7 tỷ m3 của năm 2023. Cùng với đó, các cơ chế để cung cấp LNG cho điện hết sức khó khăn, dự báo trong năm 2024 vẫn chưa thể bán được LNG cho điện…

Khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh… Đặc biệt, thách thức lớn nhất là đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA), việc đàm phán PPA phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công Thương. 

Theo đó, chủ đầu tư sẽ phải đàm phán mua bán điện với EVN dựa trên chi phí đầu tư nhà máy, giá khí cho phát điện, lợi nhuận cho phép… (trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành). Chi phí cao, vì là nguồn khí an toàn, được nhiều quốc gia sử dụng nên giá LNG cũng khá cao. Việt Nam không chủ động được nguồn cấp LNG do phải nhập khẩu 100% loại nhiên liệu này.

Cũng theo ông Long, trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều thay đổi, giá LNG biến động thất thường và vì thường chiếm tỉ lệ từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất, nên việc xây dựng cơ chế giá phù hợp để thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu nhưng không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện là thách thức rất lớn với Việt Nam.

Giá khí hoá lỏng LNG đã tăng rất mạnh thời gian qua, giá nhập khẩu cao là trở ngại trong tương lai khi ký các hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư và EVN, do EVN phải mua điện giá cao và bán điện giá rẻ. Giá phát điện LNG cao hơn so với các nguồn điện khác nên gặp khó khăn trong tham gia thị trường điện và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, chưa có khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG, cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm, chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm, cam kết về hệ thống truyền tải và đấu nối của dự án…

Vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhiệt điện khí theo quy hoạch điện VIII, thúc đẩy sự phát triển thị trường khí LNG cạnh tranh, hiệu quả, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, cần quy hoạch tổng thể, có chiến lược dài hơn để các doanh nghiệp chủ động, không phải chạy theo.

“Các doanh nghiệp bao giờ cũng hướng tới lợi ích và mong muốn thị trường phải được phát triển lành mạnh, đảm bảo tính công bằng. Do đó, phát triển điện khí phải theo cơ chế thị trường, dưới sự điều tiết của nhà nước”, ông Long bày tỏ.

Tập trung giải pháp về thuế và phí

Còn theo ông Nguyễn Văn Phụng, chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị doanh nghiệp: “Cần khẳng định rõ điện khí LNG phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường, không có chuyện áp mức giá thấp để bảo đảm khung giá điện thấp đi”.

Theo ông Phụng, việc phát triển điện khí LNG tại Việt Nam trong thời gian tới là vấn đề không cần phải tranh luận, bàn cãi nhiều về sự cần thiết hay tính cấp bách. Vấn đề là hãy bàn luận về các giải pháp chính sách cũng như các công việc cần phải làm để thực hiện nó.

Theo vị chuyên gia, về một số giải pháp kiến nghị, chúng ta có 6 nhóm giải pháp kiến nghị rất thiết thực, đó là: Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện khí LNG; Sớm sửa đổi các bộ luật về Điện lực, Bảo vệ môi trường, các luật thuế; Cập nhật và sửa đổi Điều lệ và Quý chế tài chính của PVN và EVN khi Chính phủ thay đổi cơ chế bảo lãnh: Cần cam kết và đảm bảo về khối lượng chuyển đổi ngoại tệ/nội tệ nhưng tỷ giá do thị trường quyết định; Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG; và Thay đổi nhận thức và tư duy về điện LNG, có cách tiếp cận mới trong cả chuỗi từ đầu tư nhà máy, cung ứng n nhiên liệu, hạ tầng kho, cảng, vận chuyển, hộ tiêu thụ điện, và giá điện khí bắt buộc phải theo cơ chế giá thị trường.

Đối với điện khí LNG, ông Phụng cho rằng, thực tế hiện nay đã cho thấy giá thành sản xuất điện từ khí LNG chắc chắn cao hơn nhiều so với điện được sản xuất ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên than, nắng, gió, thủy điện. Do vậy, rất cần phải có một khung giá điện cho nguồn điện này được xấy dựng trên phương pháp khoa học, có tham khảo thực tiễn kinh nghiệm ở một số quốc gia đã và đang áp dụng thực hiện tốt.

Khung giá, mức giá cụ thể cần được xây dựng trên các yếu tố cấu thành giá điện khí LNG (như chi phí đầu tư nhà máy điện, chi phí vận hành tiêu chuẩn, giá LNG  tại một thời điểm xác định là cơ sở), hệ số điều chỉnh theo thị trường khi có biến động giá LNG. Mức giá LNG luôn có những biến động, thay đổi lớn trên thị trường quốc tế vốn chịu tác động của rất nhiều yếu tố, nhưng do LNG chiếm cấu phần lớn trong giá thành điện nên hệ số điều chỉnh sẽ cho phép xử lý các biến động này, bảo đảm được quyền lợi của các bên trong thị trường điện khí LNG.

 Để có thể hiện thực mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII, chúng ta cần điều chỉnh lại ưu đãi thuế TNDN trong thời gian tới như sau:

Một là, điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi từ 10% lên mức 15%, điều chỉnh các mức thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế để bảo đảm mức thuế suất thực tế không thấp hơn mức thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%.

Hai là, rà soát và đưa ra khỏi danh mục dự án ưu đãi thuế ở mức cao đối với dư án nhiệt điện than, thậm chí bỏ cả ưu đãi thuế đối với các dự án thủy điện. Bởi vì, trong gai đoạn hiện nay, đã có rất nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại bởi tác động nhiều mặt của thủy điện đối với kinh tế, xã hội, với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển vùng miền, sinh kế của người dân là không nhỏ. Như vậy, ưu đãi thuê đối với dự án điện chỉ còn lại áp dụng đối với điện gió, điện mặt trời và điện khí LNG.

“Về các loại thuế, phí và lệ phí khác, tôi cho rằng cần rà soát tổng thể các loại thuế, phí và lệ phí đối với tài nguyên, môi trường để bảo đảm nguyên tắc tránh thu trùng lắp, ảnh hưởng đến sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân, đồng thời điều tiết đúng và trúng vào các đối tượng gây tác động xấu đến môi trường. Đó là:

Thuế bảo vệ môi trường đối với các loại than (dùng cho nhiều mục đích, trong đó có nhiệt điện than), đề nghị rà soát lại mức thu. Bên cạnh đó có thể mở rộng diện áp dụng, đồng thời với việc chuyển đổi tên thuế bảo vệ môi trường sang tên gọi khác là thuế đối với các chất và hoạt động gây ô nhiễm để thực hiên mục tiêu cụ thể và sát thực tế là đối tượng nào gây ra ô nhiễm phải trả thuế/phí do việc phát thải ra ô nhiễm.

Cùng với thuế bảo vệ môi trường cần có thay đổi như trên, xin đề xuất cần nghiên cứu để áp dụng cơ chế mới về thu thuế/phí/giá đối với khí thải carbon, đồng thời với việc xây dựng và vận hành thị trường phát thải. Nếu cơ chế này được nghiên cứu và triển khai áp dụng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kép, vừa tạo nguồn thu NSNN (trên cả cả 2 phương diện về quy mô và thay đổi cơ cấu thu), vừa tạo sự công bằng và tác động thay đổi hành vi đối với môi trường”, ông Phụng đề xuất.

Trần Nguyên

 

Bài liên quan

Tin mới

Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).

Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân

Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.

Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).