Ô nhiễm môi trường làng nghề: SOS!
Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã ở mức báo động từ khá lâu, song đến nay, hầu hết các làng nghề vẫn chưa có công trình xử lý chất thải phù hợp. Phần lớn nước thải vẫn đổ thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt, gây hiểm họa khôn lường…
Ô nhiễm môi trường làng nghề: SOS!
Theo các cơ quan chức năng, cả nước hiện có trên 5.400 làng nghề, trong đó trên 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề đã thu hút khoảng 11 triệu lao động, đóng góp quan trọng trong phát triển KT-XH, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương...
Tuy nhiên, có đến 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt, với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần.
Ước tính, mỗi ngày, các làng nghề thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, hàng nghìn m3 nước thải sinh hoạt. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt…, hầu hết các loại chất thải không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Đáng lo ngại là một số địa phương còn thiếu trách nhiệm, chưa thực sự chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm, dù cảnh báo đã tới mức nguy hiểm.
Theo TS. Nguyễn Quang Hùng, Vụ Khoa học – công nghệ và môi trường (Văn phòng Quốc hội), hiện trạng môi trường làng nghề hiện nay đã làm gia tăng số người mắc bệnh đang lao động và sinh sống ở làng nghề. Tỷ lệ này, có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Qua khảo sát, ở một số làng nghề mức độ ô nhiễm cao, tuổi thọ trung bình của người dân giảm, thấp hơn 10 năm so với các làng không làm nghề. Thực tế đó, đặt ra vấn đề là cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương cần có hành động thiết thực để hạn chế những tác động xấu của ô nhiễm làng nghề đến môi trường và sức khỏe người dân...
Để các làng nghề phát triển bền vững, đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, quản lý môi trường làng nghề phải dựa vào cộng đồng. Theo đó việc xây dựng, khôi phục các quy ước, hương ước của làng, xóm và thực hiện hiệu quả có vai trò quan trọng góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) đã được giao làm cơ quan đầu mối xây dựng Kế hoạch giám sát chất lượng môi trường làng nghề. Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại các làng nghề được xác định là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường.
Để xây dựng kế hoạch, Cục đã triển khai thực hiện một số nội dung như nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cách thức quản lý các đối tượng sản xuất quy mô nhỏ, mang tính truyền thống, tập trung tại khu vực nông thôn và rút ra bài học cho Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian qua để có biện pháp xử lý phù hợp với đặc trưng của làng nghề…
Thủy Hương
Tin mới
Galaxy S24 FE sẽ được hỗ trợ sạc nhanh 25W
Galaxy S24 FE sẽ hỗ trợ sạc nhanh 25W và được hỗ trợ sạc ngược không dây 9W.
Vĩnh Phúc truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 ở thành phố Vĩnh Yên
Công an thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc phát đi thông báo truy tìm đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ cướp tài sản xảy ra ngày 13/9 tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên.
Bình Dương: Giải cứu bé trai lọt cống thoát nước
Khi đang đi bán vé số trên đường, bé trai bị dòng nước lớn chảy siết cuốn vào cống thoát nước.
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Nhằm kịp thời chia sẻ, động viên các cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang vất vả làm việc “xuyên ngày, xuyên đêm” khắc phục sự cố lưới điện, Công đoàn EVNNPC đã chủ động phối hợp với chuyên môn, tham mưu, đề xuất trích Quỹ phúc lợi với tổng số tiền là 15 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị, thăm hỏi, động viên CBCNV, người lao động…
Quảng Bình: Giám sát tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội trưởng Đội số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, tiến hành giám sát đối tượng vi phạm thực hiện việc tiêu hủy 1.500 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng.
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới