Nuôi cá nước lạnh – Mô hình giúp bà con vùng cao Lào Cai thoát nghèo
Thành công từ mô hình nuôi cá nước lạnh đầu tiên vào năm 2005 đem lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng làm ăn cho bà con, đặc biệt là người dân vùng cao tại Sa Pa…
Lào Cai là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm). Với khí hậu lục địa vùng núi cao gồm các huyện, thị xã như Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa có mùa đông lạnh, đặc biệt là Sa Pa với nhiệt độ trung bình năm là 15 độ C và thấp nhất là -3 độ C vào mùa đông. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá nước lạnh. Ngoài ra, Sa Pa còn được biết đến là khu du lịch nổi tiếng, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng mỗi năm, đây là thị trường có nhiều tiềm năng về các sản phẩm cá nước lạnh của địa phương.
Hiện nay, thị xã Sa Pa được coi là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của vùng Tây Bắc với diện tích mặt nước gần 46 nghìn m2. Từ năm 2005 đến nay, nghề nuôi cá nước lạnh được đáh giá là một nghề nuôi trồng ổn định và phát triển của địa phương mang lại thu nhập kinh tế cao cho các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản.
Theo thống kê, đến nay trên địa bàn thị xã Sa Pa có khoảng 12ha diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh với trên 500 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm. Các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn có khoảng 60% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó việc đẩy mạnh nuôi cá nước lạnh đã phần nào giải quyết việc làm và phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã Sa Pa tập trung chủ yếu tại các xã, phường như Ngũ Chỉ Sơn, Hoàng Liên, Cầu Mây, Tả Van… Việc phát triển nuôi cá nước lạnh đã mang lại thu nhập cho người sản xuất, trung bình mỗi năm sản lượng cá nước lạnh của Sa Pa đạt khoảng 600 tấn, giá bán bình quân từ 200 nghìn đồng/kg, doanh thu từ nuôi cá nước lạnh đạt khoảng 120 tỷ đồng/năm.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, nhận thấy việc phát triển nghề cá nước lạnh góp phần phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, tăng thu nhập kinh tế, để nâng cao giá trị sản xuất cá nước lạnh trên địa bàn, thị xã Sa Pa đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nuôi trồng và phát triển thuỷ sản nước lạnh; quản lý các cơ sở cá nước lạnh trên địa bàn phát triển theo định hướng chung của tỉnh và thị xã; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời triển khai sản xuất cá nước lạnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường...
Kết quả, với sự đồng lòng của nhân dân và định hướng đúng đắn, năm 2022 số hộ nghèo toàn thị xã là 3855 hộ/13.556 hộ, giảm 7,26% so với năm 2021 ( năm 2021, toàn thị xã có4850 hộ nghèo, chiếm 35,70%). Bên cạnh đó, việc triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn cũng luôn được quan tâm. Sa Pa đã tạo thuận lợi cho người nghèo phát triển kinh tế vương lên thoát nghèo.
Ngoài ra, nhằm phát huy hiệu quả từ việc nuôi cá nước lạnh, một số cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn đã thực hiện áp dụng khoa học công nghệ trong việc sản xuất, chế biến và bảo quản để tạo ra các sản phẩm từ cá nước lạnh như: Ruốc cá Hồi, cá Hồi hun khói, xúc xích cá Hồi… Đã có những cơ sở thực hiện sản xuất thuỷ sản chuyên sâu với máy móc, thiết bị hiện đại, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất như VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), triển khai chương trình OCOP.
Ông Giàng A Phẳng, người đồng bào dân tộc Mông, ở thôn Can Hồ Mông (xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa) cho biết: Thôn Can Hồ Mông có 370 nhân khẩu sinh sống với 100% là người đồng bào. Những năm trước đây, thu nhập của bà con trong thôn chủ yếu phục thuộc vào cây ngô, cây sắn năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ vốn, cây trồng… Đến nay hầu như các hộ dân trong thôn đều lựa chọn phát triển nuôi cá nước lạnh và trồng dược liệu làm kế sinh nhai, phát triển kinh tế.
Tương tự, chị Sùng Thị Dua, thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa chia sẻ năm 2019, gia đình chị đã đầu tư ống nhựa dẫn nước để nuôi cá hồi. Mỗi năm gia đình chị mua từ 2.000 đến 3.000 con cá giống. Hàng năm, gia đình chị xuất bán được khoảng 1.6 tấn cá hồi ra thị trường với giá khoảng 200 nghìn đồng/kg, thu về hơn 300 triệu đồng. Nhờ nuôi cá nước lạnh mà gia đình chị đã có cuộc sống khá giả hơn trước.
Cùng với gia đình chị Dua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện cho người dân tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả khác, nhiều hộ dân trong thôn Can Hồ Mông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư ao, ống dẫn nước, mua con giống cá tầm, cá hồi về nuôi. Đây là một trong những hướng đi trong phát triển kinh tế từng bước giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, đến nay, cuộc sống của bà con thôn người Mông đã khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Để phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản như cá hồi, cá tầm của địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, mở ra hướng làm ăn, từng bước xoá đói giảm nghèo, thời gian tới, thị xã Sa Pa sẽ tăng cường chỉ đạo thực hiện áp dụng các chính sách của trung ương và tỉnh vào phát triển cá nước lạnh; quản lý diện tích nuôi thủy sản nước lạnh phát triển sản xuất theo hướng an toàn sinh học và bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng định hướng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển Nhãn hiệu cá nước lạnhl định hướng phát triển các sản phẩm chế biến từ cá, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh Sa Pa đến các thành phố lớn…
Nguyễn Mạnh
Tin mới
Phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3”
Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai phát động Đợt thi đua “Lào Cai chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3” trên địa bàn tỉnh.
Chứng khoán khối ngoại ngày 19/9: Duy trì trạng thái mua ròng gần 450 tỷ đồng, đẩy mạnh gom cổ phiếu chứng khoán
Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng tích cực đạt gần 450 tỷ đồng trong phiên 19/9, với tâm điểm đáng chú ý là việc giải ngân mạnh các cổ phiếu chứng khoán, điển hình là SSI và HCM.
Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khóa 79, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis đã chia sẻ về tầm quan trọng của Hội nghị và sự tham gia của Việt Nam.
Huyện Ý Yên (Nam Định): Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
Thời gian qua, huyện Ý Yên (Nam Định) luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, mang lại nhiều kết quả nổi bật.
Xiaomi vượt mặt Apple về doanh số bán hàng
Doanh số bán smartphone của Xiaomi vượt Apple, giành được vị trí thứ hai về doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu vào tháng 8/2024.
DIC Corp chi gần 9.400 tỷ làm 3 dự án nhà ở xã hội
3 dự án nhà ở xã hội mà DIC Corp dự kiến triển khai tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam và Hậu Giang. Tổng mức đầu tư các dự án lên tới 9.390 tỷ đồng, cung ứng ra thị trường 6.615 căn hộ.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9