Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông sản xuất khẩu: Cứu bằng cách nào?

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông sản liên tục giảm cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia, DN cho rằng, nếu không có các giải pháp gỡ khó cấp bách thì XK các mặt hàng nông sản từ nay tới cuối năm, sẽ rơi vào thảm cảnh...

Xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu tuột dốc

Xuất khẩu tuột dốc

Theo thống kê, giá trị XK nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 17,98 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính như gạo, cà phê, thủy sản, cao su… ước đạt 8,99 tỷ USD, giảm 11,7%.

Gạo là một trong số các mặt hàng nông sản chính có mức XK giảm mạnh nhất: khối lượng XK 8 tháng đầu năm ước đạt 4,69 triệu tấn, giá trị 2,05 tỷ USD, giảm 15,7% về khối lượng và giảm 18,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Với cà phê, khối lượng XK 8 tháng đầu năm ước đạt 974.000 tấn, giá trị 2,09 tỷ USD, giảm 23,2% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Cao su cũng nằm trong nhóm suy giảm mạnh về giá trị và khối lượng XK, nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với gạo và cà phê: giảm 14,1% về giá trị so với cùng kỳ...

Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy: Cả giá và lượng XK hàng nông sản từ đầu năm đến nay luôn thấp hơn so với cùng kỳ, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tổng kim ngạch XK nói chung. Từ đầu năm đến nay, XK các mặt hàng nông sản liên tục giảm cả về lượng và giá trị. Chưa năm nào, XK các mặt hàng nông sản khó như năm nay, hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so cùng kỳ. Đến thời điểm này, duy nhất cao su có lượng XK tăng 18,41%; còn lại XK các mặt hàng nông sản khác đều giảm so cùng kỳ như nhân điều giảm 29,51%, thủy sản giảm 12,24%...

“Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khó khăn chung của nền kinh tế và việc hạn chế tiêu dùng, thêm nữa do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đã gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch", ông Trần Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết.

Những rào cản

Mất mùa, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt… là những lý do được đưa ra để lý giải cho việc XK giảm.

Ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận định: “Khó khăn nhất là ngành thủy sản do nguyên liệu khan hiếm, nguồn thu mua chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu, giá bán ra thấp, trong khi đầu vào tăng cao. Ngành hạt điều cũng khó do mất mùa, còn cao su gặp khó do giá giảm cộng với thời tiết không thuận lợi, khiến sản lượng đạt thấp. XK nông sản năm nay của tỉnh dự báo sẽ không hoàn thành kế hoạch đề ra”.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam thì, 8 tháng đầu năm nay, XK thủy sản liên tục gặp khó do nguồn nguyên liệu không ổn định, thị trường bị thu hẹp bởi khó khăn về kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc liên tục bị kiện tụng thời gian qua đối với các DN thủy sản, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch XK cũng như thương hiệu các mặt hàng nông sản XK nói chung.

Một nguyên nhân khác ít được nhắc đến khiến XK nông sản Việt Nam sụt giảm mạnh thời gian qua đó là do khâu kiểm soát lỏng lẻo, nhiều DN làm ăn gian dối. Đơn cử như vụ hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về vì không đạt tiêu chuẩn (do một số DN ham lợi trước mắt, dùng gạo từ lúa OM 4900 gần giống gạo thơm Jasmine để trộn 2 loại này với nhau khi XK)…

Cần cơn gió mới

TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: XK nông sản Việt Nam giảm mạnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Từ cuối năm ngoái đến nay, giá nông sản thế giới xu hướng giảm, cung luôn nhiều hơn cầu. Ngoài ra, nội tại nền nông nghiệp Việt Nam đang "có vấn đề"… Do vậy, cần phải có những đột phá mới.

Thực tế, để gỡ khó cho XK nông sản, ngay từ giữa năm, các cơ quan quản lý nhà nước đã nghĩ tới phương án cần có “phao cứu trợ” tín dụng đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực. Chính phủ cũng đã đồng ý gia hạn cho vay tín dụng XK đối với mặt hàng cà phê và một số mặt hàng nông sản XK từ 12 tháng lên 36 tháng; đồng thời giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá khó khăn, trở ngại hiện nay đối với từng mặt hàng nông sản XK…, từ đó xác định đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, chúng ta cần xác định lại mục tiêu XK nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có gạo, không chạy theo số lượng, ví dụ với gạo chỉ hạn chế ở mức 6 triệu tấn/năm. Ngành trồng trọt cần có những bộ phận phối hợp với Hiệp hội Các DN kinh doanh XK theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và nhu cầu thị trường để khuyến cáo người dân ở các địa phương nên trồng cây gì, nuôi con gì thì mới có thể bán được giá cao.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, Việt Nam phải cải thiện chất lượng nông sản XK. Hiện nay, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới.

“Chúng ta cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng và thương hiệu cho các mặt hàng nông, thủy sản XK nhằm tạo dựng được uy tín lâu dài với đối tác và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế”, bà Hồng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng lại cho rằng, sản xuất nông sản hiện đang báo động mất an toàn, như thủy sản gần bờ cạn kiệt, cây trồng vật nuôi thì gặp tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh liên miên, đất đai bạc màu, thiếu nước... Do đó, nếu sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tiêu thụ là khó tránh khỏi.

“Việc cần làm là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, có thể vài năm đầu, nông nghiệp tăng trưởng chậm nhưng sẽ bền vững hơn với sản phẩm làm ra.”, ông Thắng nhấn mạnh.

Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 54 theo thủ tục rút gọn để bổ sung mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản XK được xác định vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng XK. Ngân hàng Nhà nước cũng được giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho đối tượng kinh doanh cà phê và các mặt hàng nông sản XK...

Trọng Nhân

Tin mới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/9, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về tiếp xúc cử tri xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Cùng tiếp xúc có bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh

Từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về thị trường Việt tăng mạnh 24,3% (tương đương 22.474 xe), trong khi kim ngạch tăng 9,26%.

Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại
Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cụ thể. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác rà soát, quy hoạch vùng, bố trí không gian sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp, hiệu quả.

Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods

Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.

Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD
Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD

Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp chủ lực là dệt may và da giày tính từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9 đạt 48,6 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của 2 ngành dệt may, da giày đã có sự phục hồi đáng kể, với mức tăng thêm khoảng 4 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu dệt may, da giày mang về 44,7 tỷ USD.

Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi
Nghệ An: Khẩn trương di dời các hộ dân trước nguy cơ sạt lở núi

Mưa lớn kéo dài liên tiếp nhiều ngày qua đã khiến cho địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xuất hiện hiện tượng sạt lở núi, gây thiệt hại nặng nề cho một số hộ dân. Chính quyền địa phương đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng kịp thời di dời người dân đến vùng an toàn.