Nợ công đang tăng nhanh
THCL- Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (
THCL Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), Công tác quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều chuyển biến, ngày càng tốt hơn, dần tiếp cận gần hơn với thông lệ tốt trên thế giới, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Năm 2014, khối lượng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt khá, đã huy động được 627,8 nghìn tỷ đồng, trên 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Việc tăng cường huy động vốn vay cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường...., đã tạo ra diện mạo mới cho đất nước, trong đó có một số công trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trả nợ, đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 15,2%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (theo quy định là không quá 25%).
Việc thực hiện cơ cấu lại nợ công được thực hiện tích cực, chủ động: năm 2014, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ động kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu nhằm giảm dần áp lực trả nợ ngắn hạn và giảm dần đảo nợ. Cụ thể: giảm mạnh và tiến tới ngừng phát hành tín phiếu và trái phiếu kỳ hạn ngắn, tập trung chủ yếu vào trái phiếu có kỳ hạn dài từ 5 năm đến 15 năm, bước đầu cơ cấu lại danh mục trái phiếu Chính phủ. Kết quả: trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng từ 14% năm 2013 lên 27% năm 2014, kỳ hạn 10 năm tăng từ 4% năm 2013 lên 13% năm 2014, kỳ hạn 15 năm tăng từ 2% lên 6% năm 2014.
Bên cạnh đó, việc công khai về nợ công đã bước đầu đi vào nề nếp, tạo được kênh thông tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về vấn đề nợ công.
Tuy nhiên, báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế nhất định, tập trung vào một số vấn đề như: Nợ công đang tăng nhanh, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững; Công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự phối hợp đồng bộ; Việc huy động, sử dụng vốn vay còn dàn trải, chưa gắn kết chặt chẽ với các hạn mức nợ công. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm chưa được thường xuyên; Tổ chức thực hiện một số dự án còn bất cập; Nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt mục tiêu đề ra...
Để từng bước khắc phục các tồn tại, hạn chế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Nội dung Chỉ thị này chủ yếu tập trung vào việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, cụ thể: Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới. Tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; Khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công. Tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh. Cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại.
PV
Tin mới
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 7% với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp
Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước.
Các mẫu iPhone và iPad đời cũ chạy iOS 16 sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ Netflix trong thời gian tới
Người dùng iPhone, iPad buộc phải nâng cấp lên iOS 17 hoặc thay mới các mẫu iPhone và iPad đời cũ để nhận được sự hỗ trợ từ Netflix.
Lừa đảo thông qua Google voice để chiếm đoạt tài sản
Đã xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhắm vào số điện thoại của người dân, thông qua dịch vụ điện thoại Google Voice...
Bão Yagi gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, GDP cả năm giảm 0,15%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về người, ước tính sơ bộ thiệt hại về tài sản do bão số 3 - Yagi gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, ước cả năm tăng trưởng GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%.
Nghệ An phát hiện, xử lý gần 200 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng
Từ đầu tháng 8/2024 đến nay, các lực lượng chức năng phối hợp tỉnh Nghệ An đã kiểm tra, phát hiện, xử lý gần 200 vụ với các vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… dịp Tết Trung thu.
Quản lý thị trường Quảng Bình hoàn thành kế hoạch kiểm tra kinh doanh xăng dầu năm 2024
Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra kinh doanh xăng dầu năm 2024 với 22/22 cơ sở kinh doanh xăng dầu. Qua đó, phát hiện 10 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên đến 113 triệu đồng.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới