Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ninh Bình: Tiếp tục đồng hành, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Năm 2023, Ninh Bình tiếp tục đặt ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chủ động rà soát, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế chính sách, khơi thông nguồn lực, tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả cao phương châm "Chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp".

Lắp rắp ô tô tại Nhà máy Hyundai Thành Công Ninh Bình
Lắp rắp ô tô tại Nhà máy Hyundai Thành Công Ninh Bình

Năm 2022, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu 15/15 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh năm 2022 ước đạt 49.638,8 tỷ đồng, tăng 8,62% so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực về cơ cấu thu, tổng thu ngân sách năm 2022 ước đạt 23.300 tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán năm. Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Ninh Bình thực hiện tự chủ về ngân sách theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra, cũng là năm tỉnh Ninh Bình có tổng thu ngân sách Nhà nước lớn nhất từ trước tới nay. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện cả năm là 18.551,3 tỷ đồng, vượt 13,8% so với dự toán năm HĐND tỉnh giao và tăng 17,5% so với thực hiện năm 2021. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2022 ước đạt 29.949,7 tỷ đồng, vượt 10,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với năm 2021. 

Năm 2022, hoạt động du lịch có bước phục hồi và phát triển trở lại, nhất là sau quyết định mở cửa trở lại đối với khách du lịch quốc tế (từ ngày 15/3/2022). Ước tính tổng số lượng khách đến các điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt gần 3.715,3 nghìn lượt, gấp 3,6 lần so với năm 2021, vượt 48,6% so với kế hoạch năm.

Trong năm 2022, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20,5 nghìn lao động, trong đó xuất khẩu lao động gần 1,6 nghìn trường hợp. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Năm 2023, Ninh Bình tiếp tục đặt ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị GRDP gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án trọng tâm, chiến lược. Ninh Bình phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thức sản xuất tiên tiến gắn với các sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

Để hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu đó, Ninh Bình phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bám sát quan điểm phát triển của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII cũng như các nội dung trong Chương trình hành động, Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Đó là:

Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh một cách đồng bộ, toàn diện gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng khai thông hiệu quả không gian tăng trưởng mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030 và hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình và các quy hoạch phân khu, chi tiết hoạch định, kiến tạo động lực và không gian phát triển mới;

Tiếp tục đổi mới cách thức thu hút đầu tư, thu hút các nhà đầu tư FDI, các  dự án lớn, nhất là xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, các vùng nông nghiệp sinh thái, xử lý rác thải sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch; phát triển công nghiệp theo chiều sâu, phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy;

Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, an toàn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tiên tiến; tập trung phát triển các ngành dịch vụ; đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhất là sản phẩm du lịch chất lượng cao; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các dự án du lịch; xây dựng cơ chế, hỗ trợ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An;

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Ninh Bình Chủ động rà soát, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế chính sách, khơi thông nguồn lực, tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả cao phương châm "Chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp".

Trần Nguyên

Bài liên quan

Tin mới

Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện, xử lý hàng trăm vụ gian lận thương mại
Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện, xử lý hàng trăm vụ gian lận thương mại

Theo thông tin từ Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,  8 tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phát hiện 421 vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Quảng Bình ủng hộ người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc gần 5 tỷ đồng
Quảng Bình ủng hộ người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc gần 5 tỷ đồng

Trước khó khăn mà người dân các tỉnh phía Bắc đang hứng chịu vì bão lụt, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phát động, quyên góp, ủng hộ được gần 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân.

Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai khiến 16 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích
Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai khiến 16 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9 tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã cướp đi sinh mạng của 16 người. Hiện hàng trăm người đang mất tích.

Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc
Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc

Hà Tĩnh sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng số tiền 2,1 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai.

Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3
Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 2606/UBND-KTTC về việc tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau số 3.

PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão
PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão

Góp phần khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định đảm bảo ổn định nguồn cung sản phẩm khí phục vụ công nghiệp và dân dụng với giá cả ổn định.