Nhiều Nhà thuốc mang thương hiệu UPHARMA tại Hà Nội bán "thuốc bán theo đơn" không cần đơn của bác sỹ chuyên khoa
Nhiều Nhà thuốc mang thương hiệu UPHARMA trên địa bàn TP. Hà Nội đang bày và bán thuốc điều trị, kháng sinh… cho người tiêu dùng mà không cần trình đơn thuốc của bác sỹ chuyên khoa, dù trên vỏ hộp thuốc ghi rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”. Nhà thuốc UPHARMA chịu trách nhiệm gì khi người tiêu dùng bị phản ứng thuốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...
LTS: Hệ thống nhà thuốc UPHARMA thuộc Công ty Cổ phần UPHARMA địa chỉ tại Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Nhà thuốc UPHARMA đầu tiên và chính thức đi vào hoạt động: 04/11/2020 theo giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-7867/DDKKDDD-HNO. UPHARMA là thương hiệu hàng đầu trong ngành bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam. UPHARMA sở hữu mạng lưới với 42 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên toàn quốc. Trong tương lai, Upharma có kế hoạch sẽ phủ sóng thêm nhiều tỉnh thành như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam với cam kết mang đến sự tiện lợi trong mua sắm, đảm bảo mang sức khỏe và niềm an tâm tới tận tay người tiêu dùng; sản phẩm nhập khẩu chính hãng, chất lượng, giá hợp lý và đa dạng chủng loại, hướng đến mục tiêu trở thành nhà thuốc bán lẻ hiện đại và mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Không chỉ phát triển hệ thống cửa hàng, chuỗi nhà thuốc UPHARMA của Công ty cổ phần UPHARMA còn mở rộng quảng bá các sản phẩm đang bày bán tại nhà thuốc trên nhiều kênh thông tin đại chúng như: Facebook, Youtube, Website. (Trích trên website của UPHARMA).
Với thông tin trên, chúng tôi cho rằng, Nhà thuốc UPHARMA sẽ là một cơ sở kinh doanh uy tín, đáng tin cậy với người tiêu dùng.
Tôn chỉ của Thương hiệu & Công luận là đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính và thực hiện nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp chế, hoạt động theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực, lãng phí… Đấu tranh với những hành vi buôn bán hàng hóa trái quy định của pháp luật, nhất là thực phẩm và thuốc chữa bệnh.
Ngày 17/12/2022, Phóng viên Thương hiệu & Công luận đã tìm đến một số Nhà thuốc thuộc hệ thống Nhà thuốc UPHARMA trên địa bàn TP. Hà Nội để "mục sở thị" và đã ghi nhận.
Nhân viên Nhà thuốc UPHARMA bán thuốc kê đơn không cần đơn
Thông tư số 07/2017/TT-BYT, ngày 03/05/2017 quy định rõ hai danh mục thuốc được bán tại các nhà thuốc đó là thuốc bán phải có đơn thuốc của bác sỹ - gọi là thuốc kê đơn và thuốc bán không cần đơn thuốc - gọi là thuốc không kê đơn. Nhiều loại thuốc nằm trong danh mục bắt buộc phải kê đơn vẫn đang được mua, bán một cách công khai, dễ dàng, không cần bất kỳ đơn thuốc nào.
Phóng viên đến Nhà thuốc UPHARMA số 356A Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội để hỏi mua thuốc và được nhân viên bán hàng tư vấn mua thuốc. Khi phóng viên hỏi mua thuốc Rotunda 30mg - loại thuốc nằm trong danh mục kê đơn theo quy định. Sau khi cung cấp một số thông tin về độ tuổi, giới tính,… nhân viên bán thuốc lập tức mang ra mà người mua không phải trình đơn thuốc, dù trên vỏ hộp thuốc này ghi rất rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”.
Được biết, thuốc Rotunda 30mg giúp an thần dùng trong các trường hợp: Lo âu, căng thẳng, mất ngủ. Dùng thay thế cho Diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc. Giảm đau trong các chứng đau nội tạng như: Đau do co thắt ở đường tiêu hóa, tử cung, đau dây thần kinh, đau đầu, đau cơ, xương khớp, cao huyết áp, sốt cao gây co giật. Để sử dụng an toàn, hiệu quả đối với loại thuốc này người bệnh cần tham khảo và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Phóng viên có mặt Nhà thuốc UPHARMA số 6 Lê Duẩn, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP. Hà Nội để mua thuốc Colchicin 1mg- thuốc điều trị bệnh gout, ức chế miễn dịch. Nhân viên tại đây ngay lập tức lấy thuốc Colchicin 1mg bán cho Phóng viên mà không cần hỏi về đơn thuốc của bác sỹ.
Khi phóng viên yêu cầu lấy cả hộp thuốc thì nhân viên quầy thuốc lẩm bẩm “nhà này đi nước ngoài hay sao mà mua cả hộp thuốc”, nhưng vẫn bán cho người tiêu dùng. Theo quan sát, trên vỏ của hộp thuốc này cũng ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn”.
Theo tìm hiểu của Phóng viên, thuốc Colchicin là loại thuốc có nguồn gốc thực vật, được sử dụng để điều trị bệnh Gout và một số bệnh lý viêm trên cơ thể người. Colchicin có khả năng ức chế sự di chuyển và hóa ứng động, cũng như sự bám dính và thực bào của bạch cầu trung tính tại ổ viêm để làm giảm phản ứng viêm với tinh thể urat và đem đến hiệu quả điều trị bệnh". Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì Colchicin lại là loại thuốc có nguy cơ cao gây độc tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người bệnh nếu sử dụng không đúng cách.
Uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ tiềm ẩn hiểm họa cho sức khỏe
Dễ ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng không đúng chỉ dẫn của bác sỹ
Thuốc là hàng hóa đặc biệt, dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nếu dùng không đúng hướng dẫn của bác sỹ. Đặc biệt là thuốc kê đơn. Do vậy, thuốc kê đơn chỉ được phép bán khi có toa của bác sỹ.
Không ít người có thói quen mua loại thuốc mình đã sử dụng từ trước tới nay, dù đó là thuốc kê đơn. Điều này không nên bởi sau thời gian điều trị và dùng thuốc, bệnh nhân có thể phát sinh những bệnh lý khác nên cần điều chỉnh loại thuốc đang sử dụng. Do đó, cần được bác sỹ khám và cho đơn thuốc mới.
Đối với nhà thuốc, khi bán thuốc kê đơn nhưng không có toa của bác sỹ sẽ khiến bệnh nhân dễ bị kháng thuốc hoặc dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, thuốc giảm tác dụng điều trị.
Bác sỹ PHAN QUỐC BẢO, phụ trách Khoa Khám bệnh thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (Cơ sở 2).
Ngày 18/12/2022, phóng viên đến mua thuốc tại nhà thuốc UPHARMA trên địa bàn khác của TP. Hà Nội.
Phóng viên đi mua thuốc đối với người bị bệnh cao huyết áp, đến nhà thuốc UPHARMA số 8, tòa A2, chung cư An Bình 2, Khu đô thị thành phố Giao lưu, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Khi phóng viên hỏi mua thuốc Amlodipine STADA 5mg - thuốc điều trị cao huyết áp, nhân viên bán thuốc lập tức mang ra mà người mua không phải trình đơn thuốc, dù trên vỏ hộp thuốc này cũng ghi rất rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”.
Thuốc Amlodipin STADA 5mg với thành phần hoạt chất là amlodipin, một hoạt chất thuộc loại dẫn chất dihydropyridin có tác dụng chẹn kênh calci chậm trên màng tế bào thông qua việc ngăn chặn sự di chuyển của ion này vào 1 số tế bào như tế bào cơ trơn hay tế bào cơ tim từ đó có tác dụng làm giảm trương lực cơ, giãn mạch, làm huyết áp hạ. Tuy nhiên, uống thuốc một cách bừa bãi, không theo đơn chỉ định của bác sỹ... sẽ dẫn đến những hiểm hoạ khó lường cho sức khoẻ.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp cứu 02 trường hợp ngộ độc thuốc Amlodipin (thuốc hạ huyết áp) nặng do sử dụng một liều lượng thuốc lớn dẫn đến kết cục thương tâm.
Đầu tiên phải kể đến trường hợp cụ T., bệnh sinh năm 1938 nhập viện trong tình trạng hôn mê. Ban đầu người bệnh được chẩn đoán: Sốc chưa rõ nguyên nhân, suy đa tạng, theo dõi ngộ độc thuốc chẹn kênh canxi, đái tháo đường kèm theo nhiều bệnh lý nền phức tạp như: Tăng huyết áp, suy hô hấp, Ngất - trụy mạch, đợt cấp COPD, nhồi máu cơ tim cấp, Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline, …
Người thân của cụ T. khai trong bệnh án là cụ có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh lý nền phức tạp. Cụ T. thường xuyên tự mua thuốc cao huyết áp để dùng. Đỉnh điểm, cụ T. đã uống cùng lúc 47 viên Amlodipin 5mg (tổng liều lượng 235mg) - một loại thuốc hạ huyết áp thông dụng thường được bác sỹ kê đơn cho những người có bệnh lý tăng huyết áp. Việc sử dụng một hàm lượng lớn thuốc này đã khiến cơ thể cụ T. bị nhiễm độc và kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. Tuy cụ đã được các bác sỹ tích cực hồi sức cấp cứu và điều trị hỗ trợ bằng các kỹ thuật hiện đại nhất nhưng không thể qua khỏi.
Trường hợp bà C. sinh năm 1960 nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngày 19/12/2020 trong tình trạng tụt huyết áp nặng. Bà C. cũng là người có tiền sử tăng huyết áp và được bác sỹ kê đơn dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên. Theo lời kể, bà C đã cùng thời điểm sử dụng 29 viên thuốc amlodipin 5mg (tổng liều lượng là 145 mg) dẫn đến tụt huyết áp, choáng ngất và được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên đã qua nguy kịch. Hiện sức khỏe và tinh thần dần ổn định.
Để chấn chỉnh tình trạng nói trên, đề nghị Thanh tra Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội kiểm tra các nội dung mà tạp chí Thương hiệu và Công luận phản ánh như: Việc thực hiện các quy định của Nhà nước về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thủ tục hành chính tại quầy thuốc như hóa đơn chứng từ, việc niêm yết giá và các sản phẩm chức năng hỗ trợ…
Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả!.
Quy định của pháp luật
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực, thay thế hoàn toàn Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế. Với khung xử phạt tăng rất nhiều, có thể thực sự thay đổi được thực trạng đáng báo động nói trên.
Tại điểm đ, khoản 3, Điều 59 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc”, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại điểm đ, khoản 8 điều này: “Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm đ khoản 3 Điều này”.
Lê Pháp - Minh An
Tin mới
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Cầu Bình Khánh trị giá hơn 2.800 tỷ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025
Đây là cây cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, bắc qua sông Soài Rạp, nối liền huyện Cần Giờ và Nhà Bè (TP. HCM). Dự án được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM