Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế năm 2022

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Ông Phương cho rằng, năm 2022 có nhiều tín hiệu cũng như cơ hội cho kinh tế phát triển.

Sự chuyển hướng đúng, kịp thời chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 đã góp phần giữ ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, củng cố khả năng phục hồi của nền kinh tế. Tính chung cả năm 2021, dù tăng trưởng kinh tế (GDP) chỉ tăng 2,58% - không đạt mục tiêu đề ra - nhưng số liệu GDP qua các quý là minh chứng rõ nhất cho thấy sự đúng đắn và kết quả của sự nỗ lực phòng chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là trong việc chuyển hướng chiến lược ứng phó với dịch Covid-19 của Chính phủ.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu tiên của năm 2022 ghi nhận nhiều điểm khởi sắc, tích cực. Trong đó, tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật; Chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025… Đây là những quyết sách có ý nghĩa lớn trong tháo gỡ các vướng mắc đầu tư, sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Xuất khẩu nông sản, yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế năm 2022. Ảnh minh họa internet
Xuất khẩu nông sản, yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế năm 2022. Ảnh minh họa internet.

Trong tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường cao nhất từ trước đến nay, lần lượt tăng 28,9% và 194% so với cùng kỳ năm 2021, thể hiện kỳ vọng và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế và những giải pháp hỗ trợ được ban hành. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8%. Hoạt động dịch vụ tăng cao; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá do thực hiện thí điểm đón khách du lịch quốc tế và khôi phục một số đường bay. Sức cầu của nền kinh tế đang tăng trở lại, nhất là thời gian cận Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được giữ vững. Ngân sách Nhà nước đáp ứng các nhiệm vụ chi, nhất là chi phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng chính sách.

Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo không đồng đều, chưa vững chắc và có thể thấp hơn năm 2021; rủi ro bất ổn thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Rủi ro địa chính trị và thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế. Sức ép giá cả, lạm phát ở mức cao, một số nước bắt đầu thu hẹp các gói hỗ trợ, tăng lãi suất - đây là vấn đề Việt Nam chúng ta cần hết sức lưu tâm.

Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của doanh nghiệp và người dân giảm sút. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó lường… Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong năm 2022.

Ngày 08/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Trong đó để phát huy được hiệu quả của các động lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, chúng tôi xác định 05 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai: Tiếp tục vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung thực hiện hai Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế để tháo gỡ ngay các điểm nghẽn trong phòng, chống dịch bệnh, các quy định cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;

Việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường huy động nguồn lực, thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xúc tiến, thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc cần được thực hiện bài bản. Duy trì, tạo điều kiện thích ứng và phục hồi, phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ, hỗ trợ khu vực dịch vụ phù hợp với từng bước mở cửa và phục hồi nền kinh tế; Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, làm cơ sở và dư địa cho việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế

Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.

Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi

Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.

Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép

Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.

Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước

UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.