Nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và các cơ quan chức năng có liên quan về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Nhằm chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, sáng nay (21/02), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và các cơ quan chức năng có liên quan về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định, Thượng tướng Nguyễn Quang Phương; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phạm Hoài Nam và các bộ ngành liên quan.
Báo cáo một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến ĐBQH tại Kỳ họp thứ 6 có 07 chương, 86 điều. So với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật đã được bổ sung 15 điều, bỏ 02 điều; bổ sung mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bố cục các mục mới về Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; chế độ chính sách về khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để tăng cường, củng cố phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, phát huy tiềm lực kinh tế của đất nước. Dự án luật nhằm thể chế hóa các quan điểm, nghị quyết của Trung ương về chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung này, đây là cơ hội hoàn thiện hành lang pháp lý tốt nhất cho việc phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại kết hợp chặt chẽ với công nghiệp dân sinh trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định.
"Việc này hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa riêng đối với quốc phòng, an ninh mà còn liên quan đến vấn đề kinh tế, tiềm lực công nghiệp của đất nước nói chung. Đặc biệt trong việc củng cố, tăng cường tiềm lực về công nghiệp quốc phòng, tiềm lực về công nghiệp an ninh, trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu thực hiện 2 mục tiêu 100 năm" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi mở những nội dung chính để các đại biểu thảo luận, đó là bổ sung thêm một số các chính sách đặc thù vượt trội, thích hợp nhất cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên cũng vừa phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo, không mâu thuẫn, vướng mắc lẫn nhau trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng; việc giao nhiệm vụ đặt hàng đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng và an ninh; xác định các nguồn vốn, tài chính, quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển quốc phòng, an ninh.
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi của các cơ quan, ủy ban có liên quan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm tra đã nỗ lực triển khai, tiếp thu và chỉnh sửa dự án luật. Dự án luật là cơ hội tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng, an ninh phát triển, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay.
Cho rằng, đây là dự thảo luật mới, khó, chưa có luật gốc, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần rà soát cụ thể, chi tiết từng điều khoản trên tinh thần bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương làm cơ sở chính trị để triển khai; bám sát dự án luật đã trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; tiếp tục nghiên cứu 02 pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng và tham khảo một số luật khác.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau cuộc làm việc này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan liên quan của Quốc hội, Chính phủ nâng cao tinh thần trách nhiệm và trên nền tảng tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp này để hoàn thiện dự thảo.
Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 07 chương với 86 điều, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được bổ sung 15 điều, bỏ 02 điều; bổ sung mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bố cục các mục mới về Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng (Mục 4 Chương II); chế độ chính sách về khoa học công nghệ (Mục 3 Chương IV); chỉnh sửa nội dung và kỹ thuật lập pháp ở nhiều điều, sắp xếp, bố cục lại một số điều trong các chương.
H.Dương (t/h)
Tin mới
Thủ tướng chỉ đạo, chậm nhất ngày 31/12 phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Con đường từ huyện Bảo Yên vào thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh khoảng 12km, nhỏ, khó đi, nhiều đất đá do hậu quả của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, còn rất nhiều điểm sạt lở nguy hiểm.
Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Nhận hối lộ để được cấp nhanh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm bị khởi tố.
Thanh Hóa triển khai tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đợt 2
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh cao, để duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm từ động vật cho thị trường những tháng cuối năm, từ ngày 1/9 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng đợt 2/2024.
Thanh Hóa: Phối hợp phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện đông người, phức tạp
Chiều 12/9, Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thống nhất cơ chế phối hợp trong tham mưu, chỉ đạo, triển khai các giải pháp phòng ngừa, giải quyết các vụ việc tập trung đông người khiếu kiện gây mất an ninh, trật tự (ANTT).
TP. Hồ Chí Minh vận động đóng góp hơn 58,2 tỷ đồng gửi đến người dân vùng bão, lũ
Chiều 12/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam – Ban vận động cứu trợ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ phát động đợt vận động và tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) năm 2024.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình có người bị đuối nước do mưa lũ
Chiều 12/9, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình có người bị đuối nước do mưa lũ tại huyện Cẩm Thủy. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn và huyện Cẩm Thủy.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào