Lý do kim ngạch nhập khẩu xăng dầu 0 USD, là do các doanh nghiệp trong nước đã sử dụng xăng dầu sản xuất từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Việc doanh nghiệp dùng xăng dầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất là một tín hiệu rất tốt đối với nền kinh tế, khi nguồn nhiên liệu sản xuất trong nước đã giúp các doanh nghiệp phần nào giảm gánh nặng chi phí.

Nhập khẩu '0 đồng' tiền xăng nhưng xăng dầu trong nước vẫn tăng giá? - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Thế nhưng, hi vọng đó của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đã bị dập tắt, khi ngành xăng dầu vẫn “bám sát” giá dầu thế giới, lấy giá dầu thế giới làm căn cứ để điều chỉnh giá xăng dầu, khiến giá xăng E5 Ron 92 tăng tới 900 đồng mỗi lít.

Sự biến động của giá xăng dầu bao giờ cũng kéo theo sự biến động của nền kinh tế. Nhà nước bỏ tiền đầu tư, xây dựng các nhà máy lọc dầu, không ngoài mục đích tự chủ nguồn nhiên liệu, giảm giá thành nhiên liệu, không phải phụ thuộc vào thị trường nhiên liệu thế giới, vốn luôn luôn biến động bất thường. Một khi đã tự chủ được nguồn nhiên liệu trong nước, thì lẽ ra người tiêu dùng trong nước phải được lợi, nền kinh tế phải được lợi do giá nhiên liệu ổn định.

Lấy giá thị trường thế giới để làm thước đo điều chỉnh đối với nguồn nhiên liệu sản xuất trong nước, là một việc làm vô lí. Trong kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định tất cả mặt hàng xăng dầu đều được điều chỉnh tăng từ 700 đồng đến gần 1.000 đồng/lít.

Theo đó, xăng E5 RON92 tăng 939 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 946 đồng/lít, dầu diesel 0.05S tăng 959 đồng/lít, dầu hỏa tăng 700 đồng/lít và dầu mazút 3.5S tăng 808 đồng/kg.

Các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng, trong đó dầu diesel 0.05S tăng 959 đồng/lít, dầu hỏa tăng 700 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S tăng 808 đồng/kg.

Bên cạnh xăng tăng giá thì vào cuối tháng 3 giá điện cũng tăng 8,36%, rõ ràng điều này sẽ khiến người tiêu dùng, doanh nghiệp sắp phải gồng mình vì giá điện, giá xăng tăng.

Hằng Vương (t/h)