LTS: Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…
Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc?
Nhà sách Tràng An - Ngô Thì Nhậm (có địa chỉ tại Số 01-Liền kề 25-KĐT Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội) là một trong bốn nhà sách nằm trong hệ thống Nhà sách Tràng An thuộc Công ty Cổ phần Sách và Thiết Bị Giáo Dục Tràng An.
Giống như Nhà sách Trang An - Văn Chương (có địa chỉ tại 304 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) mà Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã phản ánh trước đó (Nhà sách Tràng An: Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc), tại Nhà sách Tràng An – Ngô Thì Nhậm cũng bày bán nhiều hàng hoá đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên Nhà sách cũng bán nhiều sản phẩn hàng hóa nước ngoài nhưng vi phạm về quy định phải có nhãn mác Tiếng Việt... điều này khiến người tiêu dùng khó tiếp cận thông tin về nguồn gốc cũng như chất lượng của những sản phẩm trên.
Tại thời điểm phóng viên khảo sát Nhà sách Tràng An – Ngô Thì Nhậm (ngày 4/4/2023) ghi nhận thông tin phản ánh của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.
Thời điểm khảo sát, Nhà sách Tràng An - Ngô Thì Nhậm đang bày bán nhiều hàng hoá sản phẩmđược in “chi chít” chữ nước ngoàinhưng sản phẩm không được dán nhãn phụ nhằm thể hiện những thông tin cần thiết bằng Tiếng Việt về thành phần, tính năng, cách sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và đặc biệt là nguy cơ cảnh báo của sản phẩm.
Với việc không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về xuất xứ sản phẩm, thời hạn sản xuất, hạn sử dụng, các thành phần của sản phẩm… Đồng thời điều đó làm gia tăng nguy cơ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn nữa, đối tượng chính của nhà sách là các em học sinh, việc bày bán hàng nước ngoài không có bất kỳ một thông tin nào bằng Tiếng Việt (duy chỉ dán đúng mẩu giấy ghi giá tiền), mà nếu không hỏi nhân viên bán hàng thì cũng không biết sản phẩm đó là gì, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào?… khi xảy ra việc ngoài ý muốn hay gây nguy hại đến sức khoẻ của các em thì ai, đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?
Một số sản phẩm 100% tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định:
Tại gian hàng đồ gia dụng, phụ kiện, dụng cụ học tập... cũng không ngoại lệ với đủ các sản phẩm chỉ có chữ nước ngoài, tìm không thấy thông tin tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt theo đúng quy định pháp luật.
Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.
Theo QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, tại Nhà sách Tràng An - Ngô Thì Nhậm có nhiều sản phẩm không nhãn mác bằng Tiếng Việt, không có hướng dẫn sử dụng, không có cảnh báo lứa tuổi phù hợp, không nhà phân phối, không đơn vị chứng nhận độ an toàn... ngoài các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài:
Với việc kinh doanh nhiều mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt, không những vi phạm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động kinh doanh, mặt khác câu hỏi về nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm tại Nhà sách Tràng An - Ngô Thì Nhậm cũng đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm.
Câu hỏi đặt ra, người sử dụng, đặc biệt là các em học sinh sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng "dỏm", hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường? Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...
Những quy định của pháp luật về hàng hoá nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi; có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.
Để đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đề nghị Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cũng như các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh và xử lý những sai phạm (nếu có) của Nhà sách Tràng An (tại Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội) cùng toàn hệ thống Nhà sách Tràng An nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.
Trước đó, Thương hiệu và Công luận đã có bài phản ánh thực trạng tại Nhà sách Tràng An - Văn Chương (Nhà sách Tràng An: Bán hàng không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc). Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về thực trạng tại Nhà sách Tràng An (CT36B, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội); Nhà sách Tràng An (số 219 Phố Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội).
Minh Đức