Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhà máy săn Nghĩa Lộ (Yên Bái): Tạo việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Yên Bái là tỉnh có nhiều diện tích đất trồng sắn, với hàng ngàn héc ta đất trồng sắn, hàng năm cây trồng này tính chung trên toàn tỉnh cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.

Chị Lường Thị Vạn, rất vui khi được tuyển làm công nhân tại nhà máy sắn Nghĩa Lộ.

Những năm gần đây bà con nông dân ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình…đưa giống sắn cao sản vào trồng, do vậy năng suất và giá bán sắn đều cao hơn, người dân rất phấn khởi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có gần 17.000 ha sắn. Với năng suất gần 19 tấn/ha, tính ra nguồn thu từ cây sắn ở Yên Bái đã lên đến 50 tỷ đồng. Theo tính toán, vào thời điểm này, với sản lượng bình quân đạt khoảng 15 tấn/ha, giá sắn tươi ở mức 1.200 - 1.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng đã có lãi.

Bên cạnh việc khuyến khích bà con trồng giống sắn cao sản, việc các nhà máy thu mua nguyên liệu sắn để chế biến tinh bột sắn cũng được tỉnh Yên Bái chú trọng, khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn tại TX Nghĩa Lộ là một ví dụ điển hình về đầu ra cho cây sắn, nếu như trước đây để bán được sắn, bà con nông dân ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Nghĩa Lộ phải di chuyển hàng chục km đường núi mới đến điểm thu mua sắn, thì nay có nhà máy chế biến tinh bột sắn tại TX Nghĩa Lộ, việc tiêu thụ sắn thuận tiện hơn nhiều. Việc thu mua được nhà máy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con, sắn được thu hoạch bao nhiêu thì nhà máy bao tiêu sản phẩm bấy nhiêu, bà con không phải chờ đợi lâu khi chở sắn bán cho nhà máy.

Bên cạnh việc bao tiêu sản phẩm cho bà con, nhà máy sắn Nghĩa Lộ còn tận dụng vỏ sắn làm phân vi sinh được sản xuất theo công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, sản phẩm phân vi sinh được nhà máy bán lại cho người trồng sắn với giá ưu đãi, do đó người nông dân được hưởng lợi, giảm được chi phí sản xuất. Ngoài ra, bã sắn được nhà máy tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, được cả vùng lân cận tin dùng. Việc sản xuất, chế biến, kinh doanh được nhà máy tiến hành vòng tròn khép kín, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm thừa từ việc chế biến tinh bột sắn.

Ông Đỗ Quang Minh- Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: Hiện tại Thị xã Nghĩa Lộ có hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động, hầu hết doanh nghiệp đều là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và xây dựng, chỉ duy nhất có nhà máy sắn Nghĩa Lộ là doanh nghiệp sản xuất. Hàng năm nhà máy chế biến tinh bột sắn Nghĩa Lộ đã đóng góp tích cực cho thị xã, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, nhất là lao động đồng bào dân tộc Thái.

Bản Sang Đốm của đồng bào dân tộc Thái có hơn trăm hộ dân, từ ngày có nhà máy sắn, dân bản đã quen với việc đi làm công nhân, đời sống cũng từ đó được thay đổi. Ngoài mảnh ruộng khoán của gia đình, mỗi gia đình của bản Sang Đốm ít nhất cũng có một người vào làm tại nhà máy với mức lương ổn định.

Ông Nguyễn Đình, Giám đốc điều hành nhà máy, người đã gắn bó với vùng đất này từ hơn 40 năm nay. Ông cho biết: hiện nhà máy có 300 công nhân đang làm việc, đa số công nhân làm việc tại đây đều là người dân tộc Thái, ban đầu ý thức công nghiệp của đồng bào còn hạn chế, nhưng sau một thời gian làm tại đây, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệp của công nhân được nâng lên, cuộc sống của đồng bào dân tộc đổi thay nhanh chóng.

Chị Lường Thị Vạn, 39 tuổi nhà ở bản Sang Đốm cho biết: nhà chị có hơn 5 sào ruộng, trước đây khi chưa vào làm ở nhà máy với mấy sào ruộng, quanh năm dù có cố gắng đến mấy nhà chị cũng không đủ ăn, chồng chị lại hay bệnh tật thỉnh thoảng lại đi xây nhưng việc làm không thường xuyên, nhà lại có hai cháu đang tuổi ăn tuổi học. Từ ngày vào nhà máy làm, chị được tuyển làm công nhân đứng băng tải, công việc cũng không nặng nhọc so với dáng người nhỏ bé của chị, mỗi tháng tiền lương của chị được hơn gần 5 triệu đồng, so với mức thu nhập chung của vùng cộng với mấy sào ruộng, đến nay cuộc sống của gia đình cũng có của ăn của để, đủ nuôi hai cháu đi học và chữa bệnh cho chồng.

Dáng người nhanh nhẹn, hoạt bát. Lò Văn Muôn 32 tuổi, nhà ở bản Sang Đốm cho biết trước đây anh làm ở công ty bảo vệ dưới Hà Nội với mức lương 3 triệu/tháng, trừ tiền ăn, tiền thuê nhà mỗi tháng Muôn không để lại được bao nhiêu, hơn nữa cuộc sống chốn thị thành đầy dẫy những cám dỗ. Năm 2009 Muôn quyết định về quê và được tuyển vào làm bảo vệ tại nhà máy. Muôn bộc bạch: nhà máy tạo nhiều điều kiện giúp đỡ Muôn có công ăn việc làm, lúc nhà có công có việc chạy đi chạy lại cũng thuận lợi hơn nhiều so với trước đây làm tại Hà Nội. Với mức lương hơn 4 triệu/tháng cộng với 4 sào ruộng cuộc sống gia đình Muôn là tạm đủ để vợ chồng Muôn nuôi con ăn học.

Ông Nguyễn Đình- Giám đốc điều hành nhà máy cho biết thêm: với công suất 100 tấn bột/ngày, nhà máy không chỉ tạo công ăn việc làm cho công nhân là đồng bào dân tộc Thái, mà còn là điểm thu mua sắn, gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại các huyện với hàng ngàn ha diện tích trồng sắn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm nhà máy chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, luôn tham gia tích cực, ủng hộ các quỹ xã hội tại địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Chia tay với nhà máy, với đồng bào dân tộc Thái ở bản Sang Đốm, gặp Lò Văn Sắm. Ánh mắt Sắm sáng lên một niềm tin về tương lai phía trước, và mong rằng nhà máy luôn luôn phát triển để những lao động như anh được nhận vào làm với mức lương ổn định, nhất là không phải vất vả đi xa để kiếm việc làm mà là được làm việc ngay chính trên mảnh đất quê hương./.

PV

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.