Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người tiêu dùng sẵn sàng thích nghi với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát

Mới đây, PwC công bố Khảo sát nhu cầu người tiêu dùng toàn cầu vào tháng 06/2022, cho thấy người tiêu dùng vẫn tiếp tục thích nghi với gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát. Cuộc khảo sát có sự tham gia của 9.069 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Sẵn sàng thích nghi với gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát

Đối với những người tiêu dùng đang đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thiếu hụt sản phẩm hoặc vận chuyển bị trì hoãn, rất nhiều người nói họ không ngần ngại thay đổi hành vi mua sắm. Hơn một phần ba, 37% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ đến các cửa hàng khác nhau để mua hàng hoặc chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Gần một phần ba, 29% người mua sắm trực tuyến nói rằng sẽ chuyển sang tìm sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ và 40% sẽ sử dụng các trang web so sánh để kiểm tra sản phẩm sẵn có.

Tình trạng bất ổn trên toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng đang khiến nhiều người tiêu dùng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với thị trường trong nước. 8/10 người được khảo sát bày tỏ ý định sẵn sàng trả giá cao hơn mức trung bình cho các sản phẩm địa phương hoặc nội địa.

Cho đến nay, phần lớn người tiêu dùng đang phải đối mặt với mức lạm phát cao hơn. Trên 75% dự kiến ​​sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu hiện tại trên hầu hết các danh mục trong sáu tháng tới. Đặc biệt, 47% người được hỏi mong muốn chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhu yếu phẩm. Một thông tin đáng chú ý cho tương lai mua sắm, có hơn một phần tư người tiêu dùng có kế hoạch giảm chi tiêu trong một số ngành hàng, bao gồm hàng xa xỉ / cao cấp (37%), ăn uống (34%), nghệ thuật, văn hóa và thể thao (30%); và thời trang (25%).

Nhìn chung, sự gia tăng giá của mặt hàng nhu yếu phẩm là vấn đề phổ biến nhất tác động đến trải nghiệm mua sắm, được dẫn chứng bởi số lượng người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng (65%) và trực tuyến (56%). Hơn một nửa số người tiêu dùng toàn cầu (57%) nói rằng họ hầu như luôn luôn hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng giá hàng tạp hóa tăng cao.

Số liệu này ở Mỹ và Canada là 69%, theo sau Nam Phi (76%) và Brazil (74%) là các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất về tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa. Trong khi đó, tại Việt Nam, kết quả báo cáo trong mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến đều cũng cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu
Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu.

Các vấn đề về chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm trên toàn cầu, đáng chú ý nhất là việc không thể mua sản phẩm do hết hàng (43% trực tuyến và 37% tại cửa hàng).

Người tiêu dùng cũng cho biết thời gian giao hàng lâu hơn đối với mua hàng trực tuyến (42%) và phải xếp hàng dài hơn do đông khách hơn ở các cửa hàng bán lẻ (36%). Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cho thấy tác động lớn hơn đến người tiêu dùng Việt Nam so với mức trung bình toàn cầu với thời gian giao hàng lâu hơn cho 48% người mua sắm trực tuyến và 24% với mua sắm tại cửa hàng.

Ông Mohammad Muddaser, Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thương Vụ, PwC Việt Nam, cho biết:“Người tiêu dùng Việt Nam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và lạm phát, khách hàng đã nhanh chóng điều chỉnh hành vi mua sắm của mình. Họ không thỏa hiệp với chất lượng sản phẩm, lựa chọn và dịch vụ thấp hơn mà tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp khi tận dụng những chỗ trống trong cung cấp dịch vụ. Đây sẽ là bài kiểm tra sự nhạy bén và sức bền của doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết tình trạng gián đoạn, đáp ứng kỳ vọng và duy trì mối quan hệ với khách hàng”.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát
Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát.

Những thói quen tiêu dùng mới đang chiếm ưu thế

Bên cạnh đó, theo khảo sát của PwC, người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của dịch Covid-19. Nhiều thói quen này đã ăn sâu và có thể sẽ duy trì trong sáu tháng tới. Do đại dịch, 63% người tiêu dùng toàn cầu được khảo sát cho biết họ đã tăng cường mua sắm trực tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng. Một nửa số người được hỏi đã nấu ăn ở nhà nhiều hơn và 50% đã tăng các hoạt động giải trí/thư giãn tại nhà.

Trong tương lai, những người tiêu dùng này cho thấy rằng họ sẽ tiếp tục: 

  • 50% mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn - tỷ lệ này cao nhất ở thế hệ Millennials nòng cốt (58%), thế hệ Millennials trẻ (57%) và thế hệ Z (57%); trong khi đó, con số này thấp hơn ở thế hệ Baby Boomers (32%) và Gen X (42%). Có 39% số người được khảo sát mong đợi tiếp tục mua sắm trực tuyến ở mức hiện tại;

  • 46% có kế hoạch nấu ăn nhiều hơn ở nhà;

  • 41% sẽ thực hiện nhiều hoạt động giải trí/thư giãn ở nhà hơn;

  • 41% sẽ mua sắm nhiều hơn từ các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ giao hàng/vận chuyển hiệu quả;

  • 22% sẽ mua sắm ít hơn tại các cửa hàng; chỉ 33% sẽ tăng cường mua sắm tại cửa hàng.

  •  

Cùng với đó, các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. Khoảng một nửa số người tiêu dùng được khảo sát cho biết các hành động của thương hiệu liên quan đến ESG sẽ là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của họ và là yếu tố để họ chia sẻ, giới thiệu về thương hiệu với những người khác. Trong số 25 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia cuộc khảo sát, các yếu tố ESG có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi mua sắm ở Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, và ít có khả năng ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản, Pháp và Hồng Kông.

Đối với việc cân nhắc mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam, các yếu tố quản trị (59%) và xã hội (51%) vượt trội hơn cam kết môi trường (46%). Các yếu tố ESG có ý nghĩa lớn hơn đối với thế hệ Gen Z và những người trẻ thuộc thế hệ Millennials, và ít hơn đối với thế hệ Gen X và Baby Boomers.

Các yếu tố quan trọng nhất để thương hiệu nuôi dưỡng và xây dựng niềm tin xoay quanh ESG là bảo mật dữ liệu và trải nghiệm khách hàng. Bảo mật dữ liệu cá nhân được xếp hạng đầu (58%) có tác động lớn đến niềm tin thương hiệu - đã tăng 11 điểm trong sáu tháng qua. "Luôn luôn đáp ứng kỳ vọng” và "Cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc" cũng được đánh giá cao bởi hơn một nửa số người tham gia khảo sát (lần lượt là 53% và 52%).

Ông Mohammad Muddaser, Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thương Vụ, PwC Việt Nam cho biết.“Việc đo lường hiệu quả tiêu dùng bằng các tiêu chí ESG sẽ không còn là tùy chọn mà trở thành yêu cầu cần thiết trong thời gian tới.

ESG sẽ là một tiêu chí đánh giá trong phễu lọc doanh nghiệp, tạo nên sức bền của doanh nghiệp và là động lực tạo và thúc đẩy giá trị. Các nhà đầu tư kêu gọi cần có thêm cái nhìn sâu hơn vào rủi ro và thực thi ESG, và các chính phủ các quốc gia đang xem xét ESG như các tiêu chuẩn báo cáo phi tài chính phổ biến.

 Những thay đổi này sẽ tác động đến tất cả các ngành, đặc biệt là tới cách vận hành, cách lựa chọn sản phẩm để phát triển và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng của các ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ tại Việt Nam.

Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục khiến giá cả tăng lên và là một trong những thách thức cho người tiêu dùng đối với các yếu tố ESG trong ngắn hạn và trung hạn”.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành

Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.