Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người làm báo: Giữ gìn “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”

Có thể nói, đi trọn đời mình, người làm báo cũng không thể nêu được hết các tình huống phải xử trí trong quá trình giao tiếp. Bởi vì, nhà báo, phóng viên phải giao tiếp với nhiều người, đủ các tầng lớp Nhân dân. Viết bao nhiêu bài báo, thì ít nhất có bấy nhiêu lần giao tiếp. Và người nghe “biết nghe” - chính là bí quyết để cho người nói trở thành “biết nói”...

Thấm nhuần lời dạy của Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, mà còn là một cây bút xuất sắc, một nhà báo lớn. Người đã khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của báo chí cách mạng, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân và của dân tộc.

.Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của những người làm báo cách mạng Việt Nam. Ảnh Tư liệu TTXVN.

Năm 1922, tại Pháp, Bác đã tham gia sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) và được coi là “linh hồn” của tờ báo, Người vừa làm chủ bút, chủ biên, giữ quỹ, phát hành và bán báo.

Đặc biệt, năm 1925, tờ báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra số đầu tiên, ngày 21/06/1925 - điểm mốc đáng nhớ, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng và nêu cao trách nhiệm của báo chí, của nhà báo, phóng viên (sau đây gọi chung PV) trước xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21/06 hằng năm là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài, tháng 01/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc và sáng lập báo Việt Nam Độc lập (số đầu tiên được đánh số 101, ra ngày 01/08/1941) nhằm kêu gọi Nhân dân đoàn kết vững bền, cùng nhau cứu nước.

Ngày 15/10/1949, báo Sự Thật đăng bài “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cả dân tộc đang chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Tác phẩm đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc, nhưng hết sức giản dị, tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài. 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, Bác rất cẩn trọng trong từng câu chữ, ý tứ, nội dung các bài báo mình viết. Người luôn quan niệm, phải viết sao cho dân chúng hiểu và quan tâm đọc.

Bác có một thói quen đó là thường đem những bài báo, sau khi viết xong cho những người xung quanh nghe và góp ý, kể cả khi Người đã làm Chủ tịch nước. Văn phong của Bác thường ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn thể hiện những nội dung quan trọng cần truyền bá tới người dân.

Tháng 04/1959, tại Đại hội lần thứ II - Hội Nhà báo Việt Nam, Người chỉ rõ: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ Nhân dân, để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”.

Báo chí cách mạng không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp

Người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ…

Để báo chí luôn là diễn đàn của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, Người khẳng định “Một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham thích, thì không xứng đáng là một tờ báo” và “Không riêng vì viết sách, viết báo, mà công tác gì, muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của Nhân dân”.

Tháng 09/1962, tại Đại hội lần thứ III - Hội Nhà báo Việt Nam, Bác nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Trong cách thể hiện, Người cho rằng: “Làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, nội dung, cách viết. Mục đích: Viết để làm gì? Viết cho ai xem? Viết như thế nào?”… Đó chính là những yếu tố giúp báo chí hoàn thành sứ mệnh là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng; là cầu nối để các cộng đồng hiểu nhau hơn.

Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, Người đòi hỏi báo chí cách mạng không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp. Do vậy, người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngại khó khăn, hy sinh, vì Nhân dân phục vụ; cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động.

Người nhấn mạnh vai trò “chiến sỹ” của người làm báo, đòi hỏi nhà báo phải kiên định lập trường, giữ vững quan điểm báo chí cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái TÂM trong sáng.

Người dạy, báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ… Những người làm báo phải biết trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn và gắn bó với Nhân dân.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo, tác phẩm với nhiều thể loại và được ký bằng 174 tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau. Đó là những tác phẩm lý luận quan trọng - cẩm nang chỉ đường cho Đảng và Nhân dân ta, trong các giai đoạn cách mạng.

Lý luận gắn với thực tiễn

Xét đến cùng, lĩnh vực nào cũng vậy, lý luận phải được áp dụng vào thực tiễn. Thực tiễn mới là cây đời mãi mãi xanh tươi; còn lý luận thì chỉ là một bức tranh, với thời gian, với bụi trần, sẽ trở nên xám xịt.

Đối với các loại hình báo chí, mỗi thể loại đều có đặc điểm riêng, có đại diện cơ quan, DN, tổ chức và cách thể hiện khác nhau, song lại có một đặc điểm chung đó là xuất phát từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Đánh giá một tờ báo, một bài báo, phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn quan trọng nhất chính là xem tờ báo, bài báo đó có nhằm đáp ứng một nhu cầu thực tiễn nào đó của công chúng hay không?

Có người hỏi: Vậy các tạp chí lý luận, các bài luận văn thì thế nào?

Đúng là các tạp chí lý luận, các bài luận văn chính luận, cũng như các bài phê phán đều phải có tính lý luận, luận điểm; nội dung lý luận càng sắc bén, luận điểm càng chính xác, phong phú, xúc tích thì càng có chất lượng cao. Song, tính chính xác, phong phú, xúc tích lại chính là ở sự kết tinh từ thực tiễn.

Nhà báo Xuân Phong tại một cuộc hội thảo về Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệNhà báo Xuân Phong tại một cuộc hội thảo về Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Chỉ có lý luận nào gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn khảo nhiệm, thì mới bắt rễ trong đời sống, trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng và thật sự là món ăn tinh thần của Nhân dân. Không có thực tiễn, thì không có lý luận, khoa học. Đương nhiên, lý luận, khoa học còn có vai trò dẫn đường, dự báo, không phải cái gì khác mà chính là dẫn đường cho thực tiễn, dự báo sự phát triển của thực tiễn có thể diễn ra.

Hiện nay, các báo chí đều đang ra sức chuyển tải thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới - hội nhập của Đảng và Nhà nước. Đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới - hội nhập đó là một mẫu mực về tính thực tiễn, về sự khái quát từ thực tiễn nước ta, chứ không phải từ một mô hình sẵn có.

Đối với một người làm báo, đương nhiên phải học tập lý luận, trau dồi nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức một cách toàn diện; song nắm bắt thực tiễn là một vấn đề hết sức quan trọng. Học lý luận - không bao giờ là đủ, song dù trình độ lý luận đến đâu, mà không đi sát cuộc sống, không hằng ngày, hằng giờ quan sát thực tiễn và suy nghĩ những gì đang diễn ra trong thực tiễn, góp một tiếng nói vào sự giải quyết các vấn đề thời sự nóng bỏng trong thời cuộc, thì không thể có những đề tài hay, càng không thể có những bài báo hay được.

Cuộc sống - tức là thực tiễn - là gốc mà hoa trái là các bài báo. Không có gốc tốt, không thể có hoa thơm quả ngọt. Không có thực tiễn, thì không thể có bài báo hay.

Thực tiễn là gốc của lý luận, là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, văn nghệ sỹ, là tiêu chuẩn của chân lý và cũng là nguồn vô tận của báo chí. Vốn thực tiễn, cùng với lý luận - là tài sản vô giá của những người làm báo.

Con người là một thực thể xã hội, có cá tính, không ai giống ai. Ngay một con người, nếu anh (chị) có quan hệ nhiều lần với người nào đó, thì mỗi lần một khác, do hoàn cảnh cụ thể và do cả sự thay đổi, biến chuyển của bản thân người đó về địa vị xã hội, về tuổi tác và do đó cả về tính cách của họ, không phải lúc nào cũng giống nhau.

Thực tiễn cho thấy, những phương thức ứng xử hay - phải tự mình tìm lấy. Mỗi người đều có cái gì đó của riêng mình và chỉ mình mới có. Đi giao tiếp với người khác, chính là đem cái riêng của mình để tiếp xúc với một cái riêng của một người nào đó. Ví như, mỗi người có một dấu vân tay; cả tỷ người của thế giới, cũng không thể có 2 vân tay trùng nhau.

Vậy thì, sách vở nào nói được đầy đủ những cung cách ứng xử cho từng cái riêng đó? Trong giao tiếp, dựa vào cái chung, cái phổ biến, mỗi PV phải tự tìm lấy cái riêng của mình và chỉ có cái riêng của mỗi người mới có thể giao tiếp với nhau.

 

Phẩm chất của người phóng viên, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sáng

Phẩm chất của người phóng viên, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sáng

Đương nhiên, việc học tập kinh nghiệm của các nhà báo lão thành, cả người đi trước, của bạn bè - là hết sức quan trọng. Song, học tập kinh nghiệm, không thể là sao chép nguyên xi. Bắt chước người khác làm một cách máy móc, theo nguyên mẫu, thì giỏi lắm cũng chỉ bằng người ta, chỉ như cái mẫu đã có mà thôi.

Phải sáng tạo lấy cách ứng xử của mình, làm ra một cái mẫu mới của chính  mình. Ngay những kinh nghiệm của bản thân đã được đúc kết từ các lần giao tiếp trước, cũng chỉ để tham khảo cho các lần giao tiếp sau; dù giao tiếp với con người cũ, cũng phải có cách ứng xử thích nghi với lần giao tiếp mới.

Bản lĩnh của người PV, đòi hỏi phải có kiến thức toàn diện, chuyên sâu và kỹ năng tổ chức các cuộc tiếp xúc. Trong đó, nhận biết khí chất và cá tính đối tượng tiếp xúc là vấn đề rất quan trọng…

Nghĩ về chữ TÂM chữ ĐỨC

Đất nước ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trên các lĩnh vực.

Điều đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí và những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng 97 năm qua: Hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; luôn quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc đó là báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Nhà nước; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân…

97 năm qua, báo chí nước nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt. Song, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo và những lời căn dặn của Người đối với đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị và luôn mang tính thời sự.

Gắn với nghiệp báo, PV phải có sự nhận thức và khả năng lý luận nhất định; phải có lập trường, quan điểm báo chí, nhất là trong thời đại mới – CMCN 4.0. Và điều kiện tiên quyết đó là phải chấp hành nghiêm túc theo luật pháp.

Mỗi lần giao tiếp, người PV không chỉ là người tiếp xúc với đại diện cơ quan, DN, tổ chức với tư cách cá nhân, mà quan trọng đó là đại diện cho một tờ báo, tạp chí, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, hoặc một tỉnh, thành phố, một ngành chủ quản của Nhà nước.

Với tư cách ấy, người PV phải lịch thiệp, không những phải trau chuốt trong lời nói, mà còn phải trang nhã trong phong cách, lịch sự trong hình thức (tất nhiên không xa hoa, cầu kỳ), có phong cách gần gũi với quần chúng, không xuề xòa làm mất vẻ tự tin, tự trọng.

Phẩm chất của người phóng viên, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sángPhẩm chất của người phóng viên, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sáng

 

“Vạn sự khởi đầu nan” - muôn việc bắt đầu đều khó. Song nếu “đầu xuôi thì đuôi lọt”! Ngay từ khởi đầu tiếp xúc, đại diện cơ quan, DN, tổ chức đã thấy PV là một người có cảm tình, họ cũng thấy hứng phấn. Ngược lại, vừa tiếp xúc, họ đã thấy PV là một con người thiếu lịch thiệp - miễn cưỡng, không tạo được tình cảm tốt đẹp, thì sự giao tiếp khó thuận lợi và họ không thiếu gì lý do để từ chối cuộc tiếp xúc.

Chúng ta hiểu rằng, việc PV đến liên hệ công tác, đại diện cơ quan, DN, tổ chức tiếp xúc có vui lòng tiếp hay không, là do sự mến mộ của họ, do sự tự giác hoàn toàn, chứ không phải sự tiếp cấp trên mà họ thuộc quyền. Với cấp trên, họ buộc phải tiếp theo mệnh lệnh. Còn đối với PV, có thể họ không khước từ thẳng thừng, song một khi thiếu cảm tình, họ có thể dây dưa rồi đi đến thôi hẳn. Những trường hợp như thế, không phải là không xảy ra.

Người PV luôn phải lấy chữ TÂM, chữ ĐỨC làm đầu. Đó là một điều kiện cơ bản để trở thành một thành viên chính thức của một tờ báo, tạp chí, một hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam và một cán bộ báo chí được cấp thẻ nhà báo. Đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết để có đủ tư cách là một chủ thể trong giao tiếp báo chí.

Phẩm chất của người PV, đòi hỏi phải có cái TÂM trong sáng. Chữ TÂM chính là hạt nhân của bản chất con người. Quan hệ giữa người với người, nảy sinh từ cái TÂM. Con người ta, ai cũng muốn giao tiếp, mà mọi cuộc giao tiếp đều có căn nguyên từ cái TÂM và giao tiếp thành công cũng từ cái TÂM. Sở dĩ, có quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, vợ với chồng, quan hệ trong gia đình, dòng họ, xóm giềng, làng nước, quốc gia, quốc tế… đều xuất phát từ cái TÂM. Quan hệ trong giao tiếp báo chí - cũng không ngoài cái TÂM ấy.

Đi giao tiếp, người PV không có một động cơ nào khác đó là nhằm thu thập thông tin để viết tin, bài. Muốn người ta đối xử tốt với mình, cung cấp thông tin với tất cả thịnh tình, thì trước hết, mình phải đối xử tốt với người - tức là lòng mình phải tốt trước đã…

Điều kiện cơ bản nhất để thực hiện thành công các cuộc tiếp xúc báo chí là do bản lĩnh của người PV quyết định. Bản lĩnh ấy - đòi hỏi phải thật vững vàng mới ứng xử tốt trong mọi tình huống giao tiếp báo chí. Nó được thể hiện qua lập trường, quan điểm, nghiệp vụ báo chí…; cũng như việc tích lũy kinh nghiệm thực tế và đạo đức trong sáng của người làm báo.

Xuân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”
Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 22/9, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền
Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền

Giá heo hơi tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền, trong đó, khu vực miền Bắc đang giao dịch cao nhất cả nước. Hiện tại, giá khảo sát trên toàn quốc dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce
Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce

Giá vàng nhẫn 9999 tiếp tục tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, theo đà tăng của giá vàng thế giới. Hiện tại, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce.

Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%
Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%

Giá xăng dầu hôm nay 22/9, tính hết tuần này, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn WTI và Brent đều tăng hơn 4%.

Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/9 trong khoảng 119,500 - 120,000 đồng/kg, đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150,000 - 151,000 đồng/kg, thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu thế giới không thay đổi so với hôm qua.