Theo đó, các trường phải khẩn trương thực hiện những quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. Tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an ninh trật tự an tại trường học.
Mỗi trường cần ban hành quy tắc ứng xử, thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, Có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đúng quy định đối với học sinh, sinh viên vi phạm.
Mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, hai học sinh trường THPT Marie Curie đã bị chém ở tay và mặt (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các trường tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào nội dung một số môn học và chương trình ngoài giờ chính khóa trên lớp. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. Và thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong tập thể giáo viên và học sinh, sinh viên.
Trước đó, nhiều vụ học sinh ẩu đả xảy ra liên tiếp trên địa bàn TP.HCM. Điển hình ngày 21/10 học sinh Trường THPT Marie Curie cùng học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3) và học sinh Trường THPT Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú) hẹn đánh nhau, có học sinh bị chém vào mặt, học sinh bị chém đứt gân tay.
Ngày 22/10, hai học sinh lớp 11 Trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp) dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, kéo lê một bạn nữ cùng trường khiến em này bị thương. Nạn nhân bị xuất huyết kết mạc mắt trái, chấn thương dập nhãn cầu N2, khuỷu tay phải và đầu gối bị trầy xước. Cùng ngày, hai nữ sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10) túm tóc, ẩu đả ngay trước cổng trường vào giờ tan lớp.
Vương Hằng