Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán buôn ở chợ Bo Thái Bình

Chợ Bo thuộc phường Bồ Xuyên, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Đây là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất và lâu đời có tiếng của Thái Bình. Hàng hóa tại đây rất phong phú nhưng ngặt nỗi phần lớn là hàng không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ, không giá niêm yết, không tem mác và không hóa đơn.

Hành vi gian lận thương mại, thổi giá cần được xử lý nghiêm minh

Hàng gốm sứ, đồ sành, thủy tinh,... được bày trên vỉa hè và tràn ra cả lòng đường
Hàng gốm sứ, đồ sành, thủy tinh,... được bày trên vỉa hè và tràn ra cả lòng đường. Ảnh: Nhóm PV.

"Mục sở thị" tại chợ Bo, PV thấy hai bên cổng chính của chợ là hàng gốm sứ, đồ sành, thủy tinh,... Hàng được bày bán tràn ra cả lòng đường, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.

Quan sát các gian hàng này, PV thấy các loại gốm sứ, thủy tinh, đồ sành,... được tiểu thương nói là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng không hề có bất cứ một tem nhãn nào ghi thông tin dán trên sản phẩm; các mặt hàng đều không có giá niêm yết.

Sản phẩm không có giá niêm yết, không có nhãn phụ
Sản phẩm không có giá niêm yết, không có nhãn phụ. Ảnh: Nhóm PV.

Bên trong chợ Bo có đủ các loại mặt hàng như: Vải, quần áo, giày dép, đồ điện tử, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em mũ, các loại gia vị nấu ăn, các vị trà sữa, các loại vị nước hoa quả dùng pha chế, đặc biệt còn cả các vị thuốc bắc, các loại thảo dược dùng làm trà hay thuốc,….phần lớn những mặt hàng trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo quan sát của phóng viên, ngoài gian hàng số 3 trong chợ Bo Thái Bình còn có rất nhiều gian hàng bày bán quần áo có nhãn mác 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn mác phụ, không có giá niêm yết. Khi nhóm PV hỏi giá chiếc áo khoác tại gian hàng số 3 chợ Bo, chủ gian hàng báo giá là 1.600.000 đồng, sau một lúc giảm xuống còn 800.000 đồng. Tương tự như vậy, nhiều mặt hàng cũng được chủ hàng "thổi phồng" giá, tùy ý nhằm thu lợi nhiều nhất. 

Xuất hiện hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm luật sở hữu trí tuệ

Xuất hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm luật Sở hữu trí tuệ
Xuất hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc, vi phạm luật Sở hữu trí tuệ. Ảnh: Nhóm PV.

Tại hầu hết các gian hàng, PV cũng dễ dàng thấy được các nhãn mác bằng tiếng nước ngoài 100%, từ các mặt hàng có giá trị nhỏ như cây kim khâu, cuộn chỉ may cũng được chủ hàng nói hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quần áo nhan nhản các loại nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, thậm chí còn chỉ có 1 chữ Fashion được gắn vào sản phẩm đang bày bán, không hề có size, số hay bất kì một thông tin gì về sản phẩm.

Gian hàng giày dép tại chợ Bo
Gian hàng giày dép tại chợ Bo. Ảnh: Nhóm PV.

Hàng giả nhãn hiệu Gucci, Chanel, Nike, Adidas,... như quần áo, giày dép, ba lô, túi xách, cặp học sinh được chào bán giá rất “bèo”. Chỉ 60.000 đồng/đôi dép mang thương hiệu Gucci, hay hơn 200.000 đồng một chiếc áo khoác mang thương hiệu Dior in to, rõ nét trên áo.

Khiển tivi
Điều khiển tivi "nhái" đủ loại. Ảnh: Nhóm PV.

Tại gian hàng số 24-25, chợ Bo chuyên bán các loại loa, âm ni, khiển tivi, phụ kiện điện tử nhưng lại chẳng có nhãn mác, không có hóa đơn và chủ gian hàng thành thật khẳng định “hàng Trung Quốc” và “nếu cần thì anh mua hộ hóa đơn thôi”.

Gian hàng đồ gia dụng tại chợ Bo
Gian hàng đồ gia dụng tại chợ Bo. Ảnh: Nhóm PV.

Tham quan mua sắm tại gian hàng 18 bán đồ dùng gia đình nhóm PV choáng ngợp bởi hàng ngàn sản phẩm sành, sứ từ cao cấp đến bình dân với nguồn gốc xuất xứ chủ yếu là của Trung Quốc và Việt Nam. Hàng Trung Quốc bao giờ nhìn cũng long lanh hơn và rẻ hơn nhưng không nồi đồng cối đá bằng hàng Việt Nam em ạ, chủ gian hàng chia sẻ.

Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ, không giá niêm yết
Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ, không giá niêm yết. Ảnh: Nhóm PV.

Những gian hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc với số lượng lớn, hàng hóa san sát nhau. Tại đây không bán lẻ, chỉ bán buôn với số lượng ít nhất 10 sản phẩm cùng loại cho 1 lần mua hàng, “ở đây chỉ bán buôn, không bán lẻ”, nhân viên bán hàng nói. Khối lượng hàng hóa lớn, chất đống, hàng được đóng sẵn ngoài cửa.

Gian hàng đồ chơi tại chợ Bo
Gian hàng đồ chơi tại chợ Bo. Ảnh: Nhóm PV.

Các hàng hóa tại đây 90% là hàng hóa 100% chữ Trung Quốc nhưng không có thông tin nhãn phụ, không ghi đơn vị nhập khẩu, đơn vị chịu trách phân phối cũng không có giá niêm yết.

Nghi ngờ các cơ sở này đang có dấu hiệu kinh doanh các mặt hàng trốn thuế, nhập lậu, kém chất lượng. Những màu sắc bắt mắt được phỏng đoán hầu hết dùng hóa chất và chất tạo màu công nghiệp, nguyên liệu chính là từ chất thải tái chế, chất thải từ các dụng cụ y tế có hại cho sức khỏe khi cầm nắm trực tiếp.

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại chợ Bo còn chưa được chú trọng

Cầu thang lên xuống xếp đầy hàng hóa
Cầu thang lên xuống xếp đầy hàng hóa. Ảnh: Nhóm PV.

Đáng chú ý hơn là công tác PCCC ở các gian hàng ở chợ Bo đều chưa bảo đảm. Được biết vào năm 2004, chợ Bo Thái Bình đã xảy ra hiện tượng cháy lớn, mọi hàng hóa kinh doanh trong chợ như quần áo, vải vóc, giày dép và đồ nhựa gia dụng,...đều bị cháy rụi.

Khu vực để bình chữa cháy được trung dụng làm nơi để xe
Khu vực để bình chữa cháy được trung dụng làm nơi để xe. Ảnh: Nhóm PV.

Từng cháy lớn là thế nhưng theo như quán sát của PV thì tại các gian hàng kinh doanh ở chợ Bo hiện nay rất rất khó tìm ra bình cứu hỏa hay các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Chưa kể đến các hàng hóa kinh doanh trong chợ chủ yếu là vải vóc, giày dép,...đều là các vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa.

Rất khó để nhìn thấy bình chữa cháy
Rất khó để nhìn thấy bình chữa cháy. Ảnh: Nhóm PV.

Theo quy định về phòng cháy chữa cháy cho hoạt động tại các trung tâm thương mại, của hàng kinh doanh nếu không đủ điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ sẽ không được phép kinh doanh. Bài học nhãn tiền còn đó nhưng tại chợ Bo Thái Bình dường như công tác PCCC dường như đã bị “bỏ quên”. Nghị định số 136/2020/NĐ- CP quy định PCCC đối với các cơ quan, hộ dân và các hộ kinh doanh cá thể.

Thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, các gia vị kém chất lượng bày bán la liệt

Các vị thuốc bắc không có hạn sử dụng, không có thông tin sản phẩm, không hướng dân sử dụng
Các vị thuốc bắc không có hạn sử dụng, không có thông tin sản phẩm, không hướng dẫn sử dụng. Ảnh: Nhóm PV.

La liệt các vị thuốc bắc, hàng đóng thành bao được bày bán tự do, bán theo nhu cầu người mua về sử dụng. Nhiều loại mặt hàng còn chưa hề viết tên trên bao bì khiến người mua không biết đó là loại nguyên liệu dùng để làm gì. Rất nhiều loại vị đóng thành can 2 lít được ghi theo từng vị của các loại trái cây khác nhau được người bán giới thiệu về làm trà sữa, làm si rô, làm gì tùy ý. Lạ ở chỗ là tại sao các loại hàng hóa thuộc mặt hàng kinh doanh có điều kiện lại được bán “nhan nhản”, công khai tại khu chợ bán buôn và làm đầu mối cho khác nhiều tỉnh thành miền Bắc trong nhiều năm qua.

Khẩu trang đủ loại
Khẩu trang đủ loại. Ảnh: Nhóm PV.

Ngoài các mặt hàng có dấu hiệu làm giả nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng nhập nhèm về nguồn gốc thì một số gian hàng còn bán buôn khẩu trang y tế 4 lớp với giá bán lẻ chỉ 25.000 đồng/ hộp/ 50 chiếc đủ loại. Từ khẩu trang người lớn, trẻ em, 3M, 4M hay khẩu trang chống độc tại đây đều có.

Tuy nhiên, tất thảy các loại khẩu trang đều không có tem nhãn hay được kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng. Nhóm PV nghi ngờ đây toàn bộ là hàng trôi nổi do nhập lậu hoặc hàng sản xuất thủ công tự phát của cơ sở tư nhân không có tác dụng chống khói bui, vi khuẩn xâm nhập và phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm lây qua đường hô hấp.

Những can nhựa, chai nhựa không có nhãn mác không có nhãn mác
Những can nhựa, chai nhựa không có nhãn mác không có nhãn mác. Ảnh: Nhóm PV.

Vỉa hè được các tiểu thương “tận dụng” để bày bán hàng hóa

Vỉa hè xung quanh khuôn viên chợ Bo được trưng dụng để bày bán hàng
Vỉa hè xung quanh khuôn viên chợ Bo được trưng dụng để bày bán hàng. Ảnh: Nhóm PV.

Các gian hàng bao quanh phía ngoài chợ (thuộc chợ Bo) các chủ kinh doanh đều đua ra “tận dụng” hết vỉa hè làm nơi trưng bày và bán sản phẩm. Theo như lời một chủ kinh doanh có vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi chất hàng hóa nói thì đây là vỉa hè “của nhà”.

Hàng hóa tràn ra vỉa hè
Hàng hóa tràn ra vỉa hè. Ảnh: Nhóm PV.

Không hiểu từ khi nào lại có chuyện vỉa hè thành “của nhà” cho các hộ kinh doanh tự ý bày bán hàng hóa và sử dụng ngang nhiên, lực lượng quản lý đô thị nơi đây có nhìn thấy hiện trạng này không? Chính quyền địa phương và cơ quan liên quan đến việc này phải chăng quá bận đến nỗi cả chục năm nay không hề có chuyện nhắc nhở, kiểm tra xử lý việc này?

Buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trên vỉa hè, lòng đường là vi phạm pháp luật

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 quy định rõ về mức phạt đối với hành vi buôn bán, làm giả, làm nhái, hàng xâm phạm bản quyền, hàng thực phẩm cấm, hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về sử dụng đường phố và các hoạt động khác thì:  Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Không được thực hiện các hành vi sau đây: họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;…Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định; Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường."

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, hành vi bán hàng trên vỉa hè ở những tuyến phố bị cấm bán hàng sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điều 12 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng,… sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông,…

Thương hiệu & Công luận tiếp tục chuyển đến bạn đọc thông tin mới nhất về sự việc trên.

Nhóm PV

 

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.