Nghệ thuật sử dụng "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã thành công với cách đánh "vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt", một hình thức chiến thuật tiến công quân địch phòng ngự trong công sự kiên cố làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.
Để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" hiệu quả nhất, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta lựa chọn và thực hiện cách đánh chiến dịch sáng tạo và hợp lý với tên gọi ban đầu là chiến thuật "vây - lấn".
Với chiến thuật độc đáo này, bộ đội ta đã không tập trung lực lượng đánh thọc sâu, không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm với hơn 16 nghìn quân tinh nhuệ và thiện chiến của Pháp án ngữ trong một tập đoàn cứ điểm mạnh được cho là "bất khả xâm phạm".
Ta đã kịp thời kéo pháo ra, tổ chức lại trận địa, tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng mục tiêu một, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm.
Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phân tích: "Với nghệ thuật "vây - lấn" bao quanh từng căn cứ một và bao quanh toàn bộ tập đoàn cứ điểm, trong lòng chảo Điện Biên Phủ có rất nhiều điểm cao, thì 49 cứ điểm đấy đều được án ngữ trên những điểm cao lợi hại nhất. Cho nên, bằng chiến thuật "vây - lấn" chúng ta tấn công những đỉnh cao, thắt chặt vòng vây. Bằng hệ thống giao thông hào mạng nhện, chúng ta không chỉ cô lập từng cứ điểm; cô lập từng cụm cứ điểm; mà còn làm đường để cho bộ đội tiếp cận mục tiêu".
Dựa vào hệ thống giao thông hào được đào bao quanh cứ điểm địch, bộ đội ta cứ lấn và tiến dần, sử dụng hỏa lực tiêu diệt từng lô cốt, ụ súng; lần lượt phá từng bãi mìn, từng hàng rào kẽm gai,... tiếp cận tới từng chân cứ điểm, cụm cứ điểm, rồi bất ngờ đồng loạt xung phong tiến công vào trung tâm của địch.
Cách đánh này vừa hạn chế được tổn thất cho bộ đội trước sức mạnh và lưới lửa dày đặc của hệ thống hỏa lực địch; đồng thời làm cho quân địch luôn ở trong trạng thái hoang mang, căng thẳng, lo sợ, không biết đối phương sẽ tiến công vào lúc nào và từ hướng nào. Để có thể vây hãm và lần lượt tiến công tiêu diệt từng mục tiêu một, bộ đội ta đã thành công trong việc xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch.
Thiếu tướng, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng phân tích: "Thực hiện phương pháp này, bằng những hành động vây địch. Vây chặt xung quanh định và từng cụm điểm tựa, từng khu vực đến hình thành vây chặt các cứ điểm của địch, không cho địch thoát ra ngoài.
Vòng vây đó được thực hiện bằng việc các chiến sĩ trong các đơn vị chiến đấu của ta đào thành những đường hào hàng trăm km khóa chặt địch lại, hằng ngày siết chặt lại, dồn lại định đánh chắc tiến chắc từng khu vực điểm cao và sau đó là đến trận quyết chiến cuối cùng ở giai đoạn 3 là tiêu diệt toàn bộ quân địch".
Đợt 2 Chiến dịch từ 30/3/1954 đến 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lệnh cho các đại đoàn chủ lực tập trung lực lượng xây dựng trận địa tiến công và bao vây, các đường hào cơ động như những "vòi bạch tuộc" khổng lồ tiến dần đến sát từng cứ điểm địch, cùng với sự phối hợp của lực lượng pháo cao xạ khống chế bầu trời triệt đường tiếp tế, tiếp viện của địch. Bộ binh đào chiến hào vây lấn ở mặt đất, cao xạ bao vây xiết chặt vùng trời, cắt cầu hàng không.
Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn Cao xạ 367 năm 1954 kể lại, thời gian này, địch phải thả dù tiếp tế 100-120 tấn hàng gồm: lương thực, thuốc men, đạn pháo, cối... mỗi ngày. Máy bay phải bay cao trên 3 nghìn mét nhưng vẫn bị cao xạ của ta bắn nên việc thả hàng của chúng không chính xác như dự tính.
Phần lớn hàng tiếp tế rơi vào khu vực ta kiểm soát: "Đến đợt 2 là "vây-lấn". Bộ binh ta cứ đào hào vì lính vào nơi thì yếm hộ lực lượng này. "Vây - lấn" đến đâu thì ta dùng lực lượng pháo cao xạ để khép chặt vùng không phận. Cho nên Bác Giáp có Chỉ thị: "Nếu cắt đường tiếp tế của địch thì coi như là định sẽ thất bại". Có ngày tới 450 cái dù, thì 422 cái dù rơi vào khu vực ta. Dù ấy có lương thực, bánh mì, súng, đạn, pháo... Cái đó là quân ta thu được".
Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài tới 56 ngày đêm, trong mọi địa hình, thời tiết. Để bộ đội ta có thể trụ vững và tiêu diệt được những lực lượng lớn hơn với một hệ thống phòng thủ kiên cố hơn là một câu hỏi lớn đặt ra cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch và chỉ huy các đơn vị của ta ở Điện Biên Phủ.
Bởi vậy, việc phát triển công sự chiến đấu thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chính là sự trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Với hàng trăm km giao thông hào và chiến hào, hàng vạn công sự dã chiến cho bộ đội và hỏa lực; hàng trăm hầm cứu thương, hầm chứa vũ khí, hậu cần... và cả hầm cho chỉ huy đã bảo đảm cho việc hạn chế tổn thất do hỏa lực địch, bảo đảm cho việc cơ động lực lượng và chiến đấu của bộ đội được liên tục cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện oanh kích và pháo kích ác liệt của địch.
Trận đánh cứ điểm 106 (đêm 1/4/1954), được coi là trận mở đầu của hình thức chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt". Tiếp đó là trận đánh các cứ điểm 105 và được hoàn thiện trong trận tiêu diệt quân địch ở cứ điểm 206, tạo thế và lực phát triển tiến công, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm địch.
Thiếu tướng, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự đánh giá: "Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong số đó có nghệ thuật sáng tạo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ như là cách đánh "vây - lấn". Đây là một trong những sáng tạo mà từ thực tiễn của chiến trường Điện Biên phủ chúng ta sáng tạo ra cách này. Rõ ràng trong thực tế đã phát huy rất hiệu quả. Ngoài ra, còn các nghệ thuật quân sự khác chúng ta cũng kế thừa trong chiến dịch trước của cuộc kháng chiến chống Pháp".
Tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chúng ta không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến (dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm) mà đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".
Với chiến thuật "vây, lấn tấn, triệt, diệt" ta đã tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km giao thông hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện. Vận dụng thành công chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" cũng đã giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, trung tâm đề kháng,... tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Theo VOV.vn
Tin mới
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới