Ngành ngân hàng: Dự báo duy trì tăng trưởng lợi nhuận tích cực
Nhờ sự hỗ trợ bởi quy định giãn nợ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chuyên gia tài chính dự báo rằng các ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong những tháng cuối năm và cả năm 2021 ở mức 32%.
Động lực từ chính sách giãn nợ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 14/2021/NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020 về việc gia hạn thời hạn trả nợ đối với những khoản nợ bị tác động bởi Covid-19, đồng thời cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) trích lập dự phòng cần thiết đối với các khoản nợ này trong thời hạn 3 năm. Thông tư 14 sẽ có hiệu lực từ ngày 07/09/2021.
Theo quy định của Thông tư 14, các ngân hàng thương mại có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 – 30/06/2022 đối với các khoản nợ bị tác động bởi Covid-19 lên đến 12 tháng mà không cần thay đổi nhóm nợ cho các khoản nợ này. Các ngân hàng thương mại phải tiến hành thẩm định để xác định các khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch (như các doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm do Covid-19).
Áp dụng cho các khoản nợ giải ngân trước ngày 01/08/2021 (Thông tư trước đó chỉ áp dụng cho các khoản nợ giải ngân trước ngày 10/06/2020) do tác động của làn sóng Covid thứ 4 từ ngày 27/04/2021 đến nay.
Không có những thay đổi về yêu cầu trích lập dự phòng. Như vậy, với các khoản nợ tái cơ cấu mà trước đó thuộc nợ nhóm 2-3-4, ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ này theo lộ trình 3 năm, trong đó: trích lập dự phòng tối thiểu 30% vào cuối năm 2021, tối thiểu 60% vào cuối năm 2022 và 100% vào cuối năm 2023.
Theo nhận xét của nhiều chuyên gia tài chính, đây là động thái hợp lí và rất được mong đợi từ Ngân hàng Trung ương nhằm hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn trong nước trước những bất ổn của tình hình Covid-19. Điều này tạo điều kiện cho cả ngân hàng lẫn người đi vay quản lí, giải quyết các tác động trung hạn bởi đại dịch.
Đối với các ngân hàng nói riêng, Thông tư này cho phép ngân hàng quản lí gánh nặng trích lập dự phòng bởi ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch mà không cần thay đổi nhóm nợ đối với các khoản vay này, đồng thời ngân hàng có thể dàn trải dự phòng cho các khoản vay nhóm 2-4 (nhóm dư nợ cần chú ý) trên 3 năm.
Xét đến nền tảng nợ xấu thấp của các ngân hàng Việt Nam hiện tại và bộ đệm dự phòng rủi ro hiện đã cao hơn nhờ sự hỗ trợ bởi quy định giãn nợ này, các chuyên gia tài chính duy trì quan điểm rằng sẽ không có cú sốc về tỉ lệ trích lập dự phòng, phí suất tín dụng đối với các ngân hàng trong nửa sau 2021. Điều này sẽ giúp các ngân hàng duy trì tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong những tháng cuối năm và cả năm 2021 ở mức 32% trong kịch bản cơ sở, theo dự báo.
Theo Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được đợt dịch thứ 4. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua của năm 2021 cao hơn nhiều so với kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước nhờ lãi suất cho vay ở mức thấp. Trong khi đó, thị trường bất động sản, nhà ở vẫn tích cực do nguồn cung dự án mới thấp, khiến đây trở thành kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn dịch bệnh, qua đó, niềm tin của các nhà đầu tư cải thiện và nhu cầu vay để đầu tư tăng lên.
Ngân hàng này kỳ vọng nhu cầu tín dụng vẫn tiếp tục mạnh mẽ và tăng trưởng tín dụng sẽ duy trì ở mức cao trong Quý 4/2021. ACB dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 14%, tương đương mục tiêu cao nhất của NHNN
Rủi ro nợ xấu đang bị thổi phồng
Theo quan sát của Công Ty TNHH Một Thành Viên Chứng Khoán Maybank Kim Eng (Maybank), đã có nhiều phân tích, bình luận được lan truyền trên các phương tiện truyền thông về nợ xấu ngân hàng trong giai đoạn tới, điều này đã dấy lên mối lo ngại về rủi ro nợ xấu của ngân hàng. Maybank cho rằng rủi ro mà thị trường nhận thấy bị thổi phồng lên so với rủi ro thực tế.
Theo quan điểm của Maybank, chắc chắn rằng, nợ xấu sẽ gia tăng do tình hình Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, nên đặt câu hỏi và phân tích rằng, liệu tỷ lệ nợ xấu có tăng cao đến mức gây rủi ro hệ thống, tức là gây ra những đổ vỡ trong hoạt động ngân hàng như giai đoạn 2012-2013 và liệu tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ dẫn đến phí suất tín dụng tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng lợi nhuận trung hạn cũng như thay đổi đáng kể triển vọng lợi nhuận và khả năng sinh lời của các ngân hàng trong 3 năm tới.
Maybank phân tích, về mặt kỹ thuật, khi tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tăng trên 10% sẽ gây ra rủi ro hệ thống do nợ xấu có thể nhấn chìm toàn bộ vốn của ngân hàng, gây ra những sự cố trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng. Đây là những gì đã xảy ra vào năm 2012 khi tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất lịch sử do các ngân hàng phải tập trung vào việc dọn dẹp nợ xấu và tái cấp vốn cho chính mình.
Ngành ngân hàng hiện nay, theo Maybak sẽ không giống với viễn cảnh năm 2012 như phân tích ở trên. Theo ước tính thận trọng (khi áp dụng tỉ lệ nợ xấu vào mức đáng báo động vào khoảng 30-80% đối với các khoản vay thuộc các ngành đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như vận tải, du lịch nghỉ dưỡng và tài chính tiêu dùng), Maybank dự báo tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống sẽ tăng lên mức 7%, vẫn thấp hơn mức rủi ro hệ thống và tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 17,2%.
Theo Maybank, viêc tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng giảm tốc trong nửa cuối năm 2021 là hoàn toàn hợp lí, dựa trên mức tăng trưởng vượt trội 6 tháng đầu năm và mức so sánh ổn định nửa sau 2020.
Tín dụng được đẩy mạnh từ Quý 4/2021 để hỗ trợ phát triển kinh tế sẽ giúp các ngân hàng đầu ngành nhận thêm hạn mức tín dụng. Do đó Maybank cho rằng sẽ không có “cú sốc” về phí suất tín dụng do tỷ lệ nợ xấu hiện tại đang ở mức thấp, bộ đệm dự phòng rủi ro hiện đã cao hơn nhiều, và được hỗ trợ thêm bởi chính sách về giãn nợ và trích lập dự phòng.
Hưng Khánh
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới