THCL Sau nhiều năm lép vế trước lĩnh vực bất động sản và thị trường bán lẻ, năm 2016, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá khi trở thành lĩnh vực thứ 2 thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo Cục Kinh doanh và Quản lý đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2016, ngành công nghiệp ô tô đã có hơn 500 dự án cấp mới có vốn FDI vào Việt Nam.
Trưng bày giới thiệu các dòng xe của For tại x đại lý xe Phú Mỹ Ảnh: Bảo Lan
Các chuyên gia nhận định, lý do ngành công nghiệp ô tô tăng đột biến và thu hút vốn FDI mạnh là do Chính phủ đã có những cơ chế, chính sách thuế nhập khẩu ô tô phù hợp, cũng như các chính sách về kinh doanh xe được điều chỉnh thông thoáng hơn.
Bên cạnh đó, thu nhập của người dân cũng cao hơn, tầng lớp trung lưu đang ngày càng có chiều hướng tăng, góp phần thúc đẩy nhiều nhà sản xuất ô tô nhắm đến, mở thêm nhiều chi nhánh và đại lý như Mercedes-Benz,, BMW, Ford, Audi, Huyndai, Toyota…
Thực tế, thị trường ghi nhận sự “bật dậy” của ngành công nghiệp ô tô trong năm 2016, không chỉ là các dòng xe cao cấp, mà cả các dòng xe có giá trung bình cũng không ngừng gia tăng, mở rộng đại lý và nhà phân phối như Huyndai, Kia…
Trong buổi giới thiệu xe hãng Huyndai của đại lý xe Chevrolet Phú Mỹ Hưng Ảnh: Bảo Lan
"Việt Nam đã và đang không ngừng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại. Điều này mở ra cho thị trường Việt Nam sự “hấp thụ” mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vào hầu hết tất cả các lĩnh vực, trong đó có thị trường xe ô tô. Chúng tôi đang có nhiều "tham vọng" sẽ mở thêm đại lý của hãng tại Việt Nam, khi mà công nghệ lắp ráp và sản xuất xe trong nước đang còn nhiều tiềm năng”, ông Michael Behrens, TGĐ Mercedes – Benz Việt Nam cho biết.
Bảo Lan